Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp

Thủ tục hỗ trợ lãi suất còn rườm rà, nhiều ngân hàng còn làm khó, chính sách tỷ giá còn bất cập, là nút thắt được nhắc tới tại buổi đối thoại “Tháo gỡ những vướng mắc khó khăn trong quan hệ với ngân hàng” (Do VCCI phối hợp tổ chức hôm qua 16/5) với sự tham dự của 300 doanh nghiệp.

Nhân viên Liên Việt Bank hướng dẫn khách hàng làm thủ tục giao dịch

Một doanh nghiệp ở huyện Ứng Hòa (Hà Nội) kể: “Từ khi nhận quyết định kích cầu, chúng tôi cứ như nắng hạn gặp mưa rào. Nhưng quá trình đi vay, doanh nghiệp lại gặp một số trở ngại.


Ba ông giám đốc cùng mang dự án gần giống nhau đi vay, có ông vay được, có ông không. Nơi thì ngân hàng yêu cầu báo cáo tài chính của ba năm gần nhất, nơi yêu cầu hai năm trở lại đây”.


Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nghe nói liền đề nghị: “Doanh nghiệp hãy nêu đích danh tên ngân hàng. Nếu anh nói đúng địa chỉ, tôi hứa sẽ làm rõ hết và ngay tối nay sẽ có kết quả báo lại với anh”. Tuy nhiên, có lẽ vì e ngại, doanh nghiệp không tiện nêu tên ngân hàng mà nói sẽ báo riêng với Thống đốc sau buổi gặp.


Ông Nguyễn Văn Tấn, Giám đốc Công ty Thương mại & Chế biến Thực phẩm Thông Tấn cho biết: “Chúng tôi chuyên chế biến nông sản với quy mô nhân công 70 đến 200 người. Phải vay 135.000 dollar Mỹ để nhập vật tư từ Trung Quốc, hàng làm ra xuất sang Czech.


Khách hàng thanh toán bằng euro, nhưng ngân hàng không chấp nhận hoán đổi trả nợ dollar bằng euro, mà yêu cầu doanh nghiệp bán lại cho ngân hàng theo giá niêm yết, rồi ra ngoài chợ đen mua dollar Mỹ theo giá chợ đen để trả nợ ngân hàng.


Chỉ ngồi ngay trên bàn đàm phán, làm phép tính tôi đã thấy doanh nghiệp thiệt hơn 300 triệu đồng vì chênh lệch tỷ giá. Trước tình thế đó, tôi quyết dừng hợp đồng ngay. Nửa tháng nay DN vẫn tạm dừng sản xuất, công nhân tạm nghỉ việc trong khi chờ chủ trương của ngân hàng, còn hơn làm mà chịu lỗ...”.


Trước ý kiến này, đại diện NHNN thừa nhận: “Tỷ giá dollar vừa qua biến động gây khó khăn cho doanh nghiệp. (Trong thời gian ngắn đưa biên độ lên năm phần trăm khiến nhiều doanh nghiệp kêu là quá cao- PV), doanh nghiệp khó mua từ ngân hàng để thanh toán nhập khẩu hàng hóa phục vụ sản xuất. Nhà nước cân đối trên kế hoạch là đủ nhưng ngân hàng là khó khăn”...


Cần thêm hỗ trợ


Theo ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch Hội đồng quản trị Cty Cổ phần Chăn nuôi Chế biến Xuất Nhập khẩu (Aprocimex), “Sở dĩ tốc độ giải ngân chưa cao, doanh nghiệp không vay nhiều vì còn vướng đầu ra mà cụ thể là doanh nghiệp phải cạnh tranh, nhất là với ngành hàng xuất nhập khẩu giá thành và chất lượng.


Đi kèm với những biến động về tỷ giá thời gian gần đây, NHNN cần có cách nào đó hỗ trợ toàn diện hơn nữa, lãi suất chỉ là một phần thôi”- Ông Lý nói.


Nhận xét về mối quan hệ giữa doanh nghiệp và ngân hàng, trước những trục trặc doanh nghiệp có thể gặp trong quá trình vay vốn, Phó chủ tịch hội doanh nghiệp trẻ Lào Cai Nguyễn Thị Thanh Tâm cho rằng, một phần là bởi nhiều cán bộ tín dụng chưa năng động, sáng tạo.


Trước kiến nghị của nhiều doanh nghiệp đề nghị kéo dài thời gian cho vay ưu đãi, Thống đốc NHNN cho hay đây là chủ trương của Chính phủ nhằm giúp doanh nghiệp vượt qua thời kỳ khó khăn, nên không thể tính đến việc kéo dài thời gian hỗ trợ. 


Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu thông tin, cách đây 5 tháng, hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa cho hay có khoảng 20 phần trăm doanh nghiệp sẽ phá sản, 60 phần trăm doanh nghiệp gặp khó khăn và 20 phần trăm sẽ vượt qua.


Điều tra mới nhất của VCCI vừa cho thấy, tính đến thời điểm này, có tới 91 phần trăm doanh nghiệp có duy trì sản xuất trong đó hơn 50 phần trăm bảo đảm sản xuất tốt. Theo Thống đốc, kết quả này có phần đáng kể của những biện pháp nỗ lực chống suy giảm kinh tế từ cả Chính phủ, ngân hàng và doanh nghiệp.  
 

Theo báo cáo nhanh của các ngân hàng thương mại, dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất bằng đồng Việt Nam đến ngày 14/5/2009 là 291.886,24 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 282.184,75 tỷ đồng. Dư nợ cho vay trung, dài hạn là 9.701,49 tỷ đồng.


Tại TPHCM, việc hỗ trợ lãi suất đã giúp cho nhiều DN giảm chi phí vay vốn khoảng 26,6 phần trăm, giảm giá thành sản phẩm từ 2 đến 4,65 phần trăm. Kết quả khảo sát của Ngân hàng Công thương Việt Nam cho thấy, với chi phí lãi vay ngân hàng giảm 35 phần trăm, giá thành sản phẩm tại các lĩnh vực, chế biến bột cá, vận tải, sản xuất nhựa, cơ khí, chế biến cà phê giảm từ 3-4,5 phần trăm. 


KH

 

(Theo Khánh Huyền // Báo Tiền Phong)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • IMF: Cần gói kích thích và "dọn sạch" ngân hàng
  • IMF lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ kim cương lớn nhất thế giới!
  • UNCTAD: Việt Nam là tấm gương về thu hút FDI
  • Ngân hàng Mỹ đủ tiền cho tình huống xấu hơn
  • Đây là thời điểm tốt để đầu tư tại Việt Nam
  • Vì sao chưa có công ty môi giới tiền tệ?
  • FED có thể là một siêu tổ chức giám sát tài chính
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!