Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung Quốc và đồng đô la Mỹ

Mặc dù dạo gần đây Trung Quốc tỏ ý không hài lòng về vai trò của đồng đô la trong ngoại thương và trong dự trữ quốc gia, nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc đang mắc kẹt vì khoản dự trữ khổng lồ bằng đô la mà mọi động thái chuyển đổi vội vàng sẽ gây thiệt hại cho nước này trước hết. Vì thế họ đang sử dụng các biện pháp dài hạn, rất đáng lưu ý.

Các bài xem thêm:

Trung Quốc tăng cường sử dụng NDT trong giao dịch ngoại thương
Trung Quốc giàu hay nghèo?
Trung Quốc không chỉ dừng lại ở gói kích cầu gần 590 tỷ USD
Mỹ-Trung ký các thỏa thuận trị giá 10,6 tỷ USD
Dự trữ vàng của Trung Quốc tăng mạnh
Trung Quốc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ
Trung Quốc: Dự trữ ngoại tệ đạt gần 2.000 tỷ USD
Chiến lược thâu tóm của Trung Quốc gặp trở ngại
Khi Trung Quốc là "số 1"...
Đồng tiền nào cho thế giới?
Trung Quốc muốn hoán đổi tiền tệ với ASEAN
Trung Quốc "nhìn" thế giới như thế nào?


Tính chung, các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc hiện đang nắm giữ tổng cộng gần 10.000 tỉ đô la dự trữ ngoại tệ, chủ yếu là các tài sản tính bằng đô la. Họ không khỏi lo ngại khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ hiện đang theo đuổi chính sách mở rộng cung tiền nhằm hỗ trợ cho hệ thống ngân hàng đang nguy cấp. Việc tung những lượng tiền khổng lồ như thế vào lưu thông trước sau gì cũng gây lạm phát, thậm chí lạm phát phi mã. Đồng đô la mất giá bao nhiêu phần trăm thì tài sản dự trữ của họ bốc hơi bấy nhiêu phần trăm.

Một bài bình luận trên tờ Financial Times cho rằng lẽ ra một nước nợ nhiều như Mỹ có thể phải áp dụng các biện pháp giảm nợ như bán bớt tài sản nhưng Mỹ không chọn con đường đó - họ cứ thoải mái in tiền, vay tài sản của thế giới về để chống đỡ khủng hoảng. Cách làm này về ngắn hạn có lợi cho Mỹ nhưng chẳng mấy chốc sẽ có tác động rất lớn lên uy tín đồng đô la.

Khi Mỹ in thêm tiền, tạo áp lực giảm giá đồng đô la, ngân hàng trung ương các nước cũng phải làm theo để đồng tiền của họ khỏi lên giá, làm ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của hàng hóa. Kết quả là lạm phát trong bối cảnh lãi suất gần bằng không.

Như vậy, những người dành dụm bấy lâu chịu thiệt hại thay cho những kẻ đi vay bị  phá sản. Chẳng lạ gì các chính khách Trung Quốc lần lượt lên tiếng cho rằng đã đến lúc phải xây dựng một đồng tiền khác làm đồng tiền dự trữ quốc tế thay cho đô la Mỹ.

Sau khi Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng nên sử dụng đơn vị tiền tệ của IMF (SDR) thay cho đô la, nước này đã cam kết đóng góp 40 tỉ đô la vào quỹ chung của IMF, dưới dạng mua trái phiếu định giá bằng SDR. Ngoài ra, từ nửa cuối năm 2008 đến nay, Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với nhiều nước trên khắp thế giới, tổng trị giá lên đến 120 tỉ đô la, với hàm ý đồng tiền thanh toán ngoại thương sẽ là nhân dân tệ chứ không phải đô la Mỹ nữa. Hiện nay việc thương thảo như thế đang được tiến hành với các nước ASEAN.

Một hướng khác là thay vì dùng tiền kiếm được đổ vào mua trái phiếu chính phủ Mỹ như trước, hiện Trung Quốc đang săn lùng mua tài sản dựa vào năng lượng và tài nguyên thiên nhiên, dẫn đầu là các tập đoàn khai khoáng và dầu mỏ. Trung Quốc cũng vừa ký một thỏa thuận với Nga trị giá 25 tỉ đô la nhằm mua 15 triệu tấn dầu thô mỗi năm trong vòng 20 năm kể từ năm 2011. Đổi lại Trung Quốc cung cấp các khoản vay cho các tập đoàn dầu khí Nga. Những hợp đồng tương tự cũng đã được ký hoặc sắp ký với nước khác như Brazil, Kazakhstan...

Rõ ràng Trung Quốc không thể chuyển 2.000 tỉ đô la tiền dự trữ (trong đó chiếm phần lớn nhất là tài sản tính bằng đô la Mỹ) thành ngoại tệ khác hay vàng được. Nếu làm thế đồng đô la Mỹ sẽ mất giá với tốc độ nhanh chóng và tài sản của Trung Quốc cũng mất theo. Chính vì thế, các chính sách kinh tế đối ngoại của Trung Quốc với những tin tức liên tục xuất hiện trên báo chí là bước đi của nước này nhằm thoát khỏi “hấp lực” của đồng đô la về lâu về dài. Lúc đó chưa ai biết được vai trò của đồng đô la Mỹ sẽ như thế nào.

(Theo Vân Cầm // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng đối thoại với doanh nghiệp
  • IMF: Cần gói kích thích và "dọn sạch" ngân hàng
  • IMF lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam
  • Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ kim cương lớn nhất thế giới!
  • UNCTAD: Việt Nam là tấm gương về thu hút FDI
  • Ngân hàng Mỹ đủ tiền cho tình huống xấu hơn
  • Đây là thời điểm tốt để đầu tư tại Việt Nam
  • Vì sao chưa có công ty môi giới tiền tệ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!