Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Đại gia" ồ ạt đổ tiền vào vàng

Sức nóng của vàng đã khiến các tập đoàn, doanh nghiệp đổ tiền vào thị trường theo kiểu "tranh mua, tranh bán" khiến biên độ giá bị co hẹp.

 Lý giải về việc vàng lập kỷ lục nhưng sức bán của giới đầu tư giảm đi trông thấy, giới chuyên môn nhìn nhận nguyên nhân của tình hình này là do tâm lý chờ đợi giá vàng tăng cao hơn nữa, nguồn vàng bán ra ồ ạt trong thời gian thiết lập các kỷ lục giá trước đó nên giờ cạn kiệt.

 Hơn nữa, dấu hiệu sự tham gia của các tập đoàn, doanh nghiệp lớn thu gom và xả bán ồ ạt khiến biên độ giá bị co hẹp.

 "Phá giá vàng"

Ông Vũ Minh Châu - Tổng Giám đốc Công ty Vàng bạc Đá quý Bảo Tín Minh Châu cho biết: “Trong những ngày sắp tới giá vàng trong nước vẫn sẽ phụ thuộc vào giá vàng thế giới, cụ thể là tình hình kinh tế chính trị của Mỹ và châu Âu. Vàng chốt giá 40 triệu đồng/lượng chỉ là ngày một ngày hai và mức trên 40 triệu đồng/lượng thì cũng không còn xa nữa”.
 

Các kỷ lục vàng liên tục được xác lập là tâm điểm chú ý hiện nay

“Hiện nay đang có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường vàng, khiến vàng rơi vào khủng hoảng. Biên độ dao động vàng bị thu hẹp từ 1-3% xuống chỉ còn 0,1 - 0,2% (tức mức bán ra và mua vào chênh nhau chỉ từ 8.000-10.000 đồng/chỉ, trong khi đó trước đây mức này khoảng 40.000 đồng/chỉ). Đây là điều bất thường chưa từng thấy trong lịch sử ngành vàng.

Biên độ dao động thu hẹp khoảng cách của các đối tượng tham gia vào thị trường vàng như các ngân hàng, các tập đoàn tài chính, các doanh nghiệp chuyên bán buôn vàng. Việc thu hẹp khoảng cách này nhằm mục đích cạnh tranh khách hàng, khiến thị trường vàng rối loạn, gây thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp kinh doanh vàng” - ông Châu phân tích.

Ông Trần Bình Minh - Chủ tịch HĐQT Công ty Tài chính Đại Long cho hay: “Trong những năm gầy đây thị trường vàng bạc, đá quý phát triển rất mạnh. Trước đây chỉ một số không lớn các doanh nghiệp buôn bán vàng thì nay nhiều công ty tư nhân hạng trung và lớn, các Tập đoàn tài chính, doanh nghiệp vàng… đã nắm bắt được tình hình và tham gia vào thị trường kinh doanh vàng.

Họ có thế mạnh về tài chính và họ sẵn sàng tung tiền ra thu gom vàng, “cướp khách” khiến vàng vật chất trở nên khan hiếm hơn, đến khi giá vàng giảm thì họ vội vã “xả” vàng ra bán phá giá nhằm chốt lời và làm biên độ giá bị hẹp lại. Đây chính là tình trạng “cá lớn nuốt cá bé”. Về lâu về dài, nếu tình hình này không thay đổi thì sẽ gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp được cho là “cá bé”.

Nhà vàng lãi giả, lỗ thật? 

Nhìn lại trước đây, khi vàng giá vàng chỉ 500.000 đồng/chỉ thì mức chênh lệch giữa mua vào, bán ra khoảng 5.000 - 10.000 đồng/chỉ, tức lãi suất bằng 1 - 2% doanh thu. Còn hiện nay, mức chênh mua vào - bán ra chênh nhau 9.000 đồng/chỉ, tức là chỉ lãi tương đương 0,2 % so với doanh thu, vậy mức lãi gộp đã giảm gần 10 lần so với trước đây.

Ông Vũ Minh Châu cho rằng: “Do thị trường bị phá giá, khoảng cách mua - bán rất nhỏ nên không nhiều nhà đầu tư muốn tham gia vào thị trường lúc này. Không riêng Bảo Tín Minh Châu mà rất nhiều thương hiệu vàng khác đều buôn bán rất uể oải vì bỏ ra rất nhiều tiền để thu mua nhưng khi bán ra thì lãi gộp của 1 chỉ vàng chỉ là 6.000-7.000 đồng, lãi suất không bằng 1 mớ rau muống. Các doanh nghiệp vàng đang lãi giả, lỗ thật”.

Đại diện một số doanh nghiệp kinh doanh vàng cho rằng xảy ra tình trạng này là do thị trường vàng đang bị thả nổi. Các hoạt động có liên quan lớn đến tài chính hiện nay là ngân hàng, chứng khoán và vàng, tuy nhiên điều rất bất cập hiện nay là Nhà nước đã có những quy định về biên độ lãi xuất tiền vay, tiền gửi đối với ngân hàng và mức tăng giá cổ phiếu đối với thị trường chứng khoán, nhưng lại chưa có quy định nào về mức chênh lệch giữa giá vàng mua vào và giá vàng bán ra (biên độ giá mua- giá bán) nên các doanh nghiệp vàng đã thả sức cạnh tranh, thậm chí tới mức không lành mạnh, làm phá giá thị trường vàng.
 
Về vấn đề giải pháp, ông Trần Bình Minh cho rằng: “Có 2 cách để điều tiết thị trường vàng là thả nổi hẳn để thị trường tự điều chỉnh; hoặc thành lập Trung tâm giao dịch vàng, khi đó hoạt động mua bán đầu tư được công khai và tránh sự phá giá trên thị trường như hiện nay”.

Quỳnh Anh // Dân Trí

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cảnh báo rủi ro tỉ giá dịp cuối năm
  • Lãi suất sẽ giảm rõ hơn từ tháng 9-2011
  • Thị trường vàng: Hai chiều hướng, bốn hiện tượng
  • Chênh lệch lãi suất nội - ngoại tệ quá lớn
  • Tính hai mặt của FDI ở Việt Nam
  • Dư chấn rút tín dụng phi sản xuất: Bí ẩn và bất thường
  • Lãi suất gặp thách thức mới
  • Nguy cơ "vấp bẫy đầu cơ ", Việt Nam lại chảy máu vàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!