Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đau đầu chuyện lãi suất

Tại cuộc họp triển khai nhiệm vụ năm 2011 của các ngân hàng (NH) trên địa bàn TP.HCM ngày 28-2, vấn đề lãi suất quá cao và tỉ giá tiếp tục là những nội dung “nóng bỏng” được nhiều ý kiến đặt ra.

Nhiều NH cho rằng điều hành lãi suất hiện nay quá cứng nhắc làm ảnh hưởng không tốt đến thị trường.

Cơ chế cứng nhắc


Lãnh đạo NH BIDV chi nhánh 2 đặt vấn đề: NH Nhà nước giới hạn trần lãi suất huy động nhưng ngay sau đó các NH lại phá rào. Việc này lặp lại nhiều lần vì cơ chế điều hành lãi suất hiện nay quá cứng nhắc. Trước khi NH Nhà nước ra chính sách nên giải tỏa cho các NH nhằm giữ ổn định mặt bằng lãi suất. Còn hiện nay NH nào chấp hành nghiêm thì bị thiệt.

Ông Nguyễn Xuân Cảnh, giám đốc NH Agribank chi nhánh TP.HCM, cho rằng mục tiêu kiểm soát lạm phát năm 2011 ở mức 7% nhưng chỉ mới hai tháng đầu năm lạm phát đã tăng khá cao. Trong bối cảnh đó kêu gọi đồng thuận lãi suất rất khó. “NH Nhà nước nên cân nhắc vấn đề này chứ không thể có lãi suất hàng ngang như hiện nay” - ông nói.

Phó thống đốc NH Nhà nước Trần Minh Tuấn thừa nhận vừa qua NH Nhà nước quy định trần lãi suất 14%/năm, nhiều NH không tuân thủ nhưng NH Nhà nước làm chưa nghiêm. Có trường hợp phát hiện nhưng xử lý không dứt khoát.

Lãi suất cao nhưng tín dụng vẫn tăng

Ông Trần Minh Tuấn cho rằng câu chuyện đau đầu nhất hiện nay là tín dụng tăng không quá 20% nhưng điều hành 20% này như thế nào thì chưa rõ do quy mô tín dụng mỗi NH khác nhau. “Tăng trưởng 100% ở NH cổ phần nhỏ không bằng 1% của một NH quốc doanh” - ông nói. Do vậy không thể cào bằng khi xử lý vấn đề này. Ông cho biết trong cuộc họp ngày 1-3, lãnh đạo NH Nhà nước sẽ họp bàn về vấn đề này sao cho thống nhất, cụ thể, phổ biến cho từng địa phương nếu không mỗi nơi sẽ làm mỗi kiểu gây rắc rối tình hình.

Phó thống đốc Trần Minh Tuấn cũng cho rằng lãi suất cao nhưng tăng trưởng tín dụng những tháng gần đây vẫn rất cao. Cụ thể tháng 12-2010 tăng 3%, tháng 1-2011 tăng 1,7%. “Lãi suất cho vay 20%/năm, thậm chí 24%/năm như vậy mà tín dụng vẫn tăng thì phải xem tiền vào đâu. Theo tôi biết tiền chủ yếu vào bất động sản, như vậy là không đúng chỗ” - ông nói. Ông cho rằng phải chấn chỉnh tình trạng này, lái cơ cấu vốn trở lại phục vụ sản xuất kinh doanh.

Ông Tuấn cũng khẳng định sẽ giảm dần mặt bằng lãi suất vì lãi suất hiện nay đang “bất bình thường”. “Đẩy lãi suất cao lên để chống lạm phát song song đó phải kéo kỳ vọng lạm phát xuống dần để ổn định mặt bằng lãi suất. Nếu chống lạm phát mà lãi suất ngày càng tăng thì hỏng hết” - ông Tuấn nói. Ông cho rằng có thể đến quý 3 lãi suất sẽ giảm dần nhưng NH Nhà nước sẽ có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, không thể để doanh nghiệp ngồi chờ đến quý 3 mới sản xuất. Giải pháp này sẽ được thống đốc triển khai vào ngày 1-3.

Nhiều NH cũng đặt ra khó khăn về tỉ giá và yêu cầu NH Nhà nước cung ngoại tệ để bình ổn thị trường, tiến tới xóa bỏ tình trạng hai tỉ giá. Ông Tuấn cho biết trước khi NH Nhà nước tăng tỉ giá, trạng thái ngoại hối của các NH dương 1,58%, sau khi điều chỉnh tỉ giá trạng thái ngoại hối lại âm 1,18%. Ông thông tin tới đây NH Nhà nước sẽ giảm trạng thái ngoại hối của các NH từ mức dương 30% vốn điều lệ như hiện nay xuống mức thấp hơn nhằm giảm hiện tượng NH găm giữ ngoại tệ trên tài khoản.

(Báo Tuổi trẻ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chịu “đau”
  • Thặng dư thương mại lớn là nguyên nhân của lạm phát Trung Quốc
  • Muốn bình ổn, cần chấm dứt cho vay USD
  • Thị trường BĐS 2011: Khó khăn nhìn từ hai góc độ
  • Lộ diện chính sách tiền tệ thắt chặt
  • Điều chỉnh tỷ giá có làm tăng nhập siêu ?
  • Bài toán 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá
  • Vốn cho sản xuất sẽ không ảnh hưởng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!