Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lộ diện chính sách tiền tệ thắt chặt

Một loạt các giải pháp về tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ được NHNN thực hiện trong thời gian tới dự báo trước những thay đổi lớn trong cơ cấu tín dụng, cơ chế cho vay cũng như mặt bằng lãi suất được kiểm soát theo hướng kiềm chế tăng trưởng tín dụng và nâng mức hấp dẫn của VND so với ngoại tệ.

Thu nhỏ chiếc bánh tín dụng


Các chỉ thị cụ thể về giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ cần có thêm thời gian để hoàn tất, trước khi được NHNN ban hành trong thời gian mới đây. Song một bản phác họa khá rõ nét về các giải pháp định hướng sớm được một lãnh đạo cấp cao của NHNN đưa ra cuối tuần qua, chỉ một thời gian ngắn sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 về một số giải pháp tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội. Chính sách tiền tệ chặt chẽ và thận trọng nằm trong nhóm 6 giải pháp thực hiện các mục tiêu trên, được đưa lên hàng đầu.

Phó Thống đốc NHNN – ông Nguyễn Văn Bình - cho hay, NHNN sẽ có các giải pháp điều hành nhằm kiềm chế tín dụng dưới 20% nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn để sản xuất kinh doanh hiệu quả. Bốn công cụ chính sách tiền tệ chính mà NHNN sẽ sử dụng hướng đến mục tiêu trên là lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và dự trữ bắt buộc để điều tiết lượng tiền cung ứng và thanh khoản. Đảm bảo tốc độ tăng tổng phương tiện thanh toán khoảng 15 – 16%.

Với mức giảm tối thiểu 3% so với chỉ tiêu tăng trưởng được đưa ra ban đầu (23%), các ngân hàng thương mại (NHTM) nhận được yêu cầu điều chỉnh lại kế hoạch kinh doanh về tăng trưởng tín dụng và tài sản có, đăng ký tăng trưởng tín dụng với NHNN trên cơ sở đảm bảo đúng các quy định về tỉ lệ an toàn và tăng trưởng tín dụng dưới 20% của NHNN.

Diễn biến không quá bất ngờ là trong thời gian tới, các NHTM phải giảm đến mức tối đa tín dụng cho lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. NHNN theo đó sẽ điều chỉnh linh hoạt các tỉ lệ trích lập dự phòng rủi ro và các tỉ lệ an toàn khác nhằm hướng các luồng vốn tín dụng phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh quan trọng và thiết yếu của nền kinh tế.

Siết lại cho vay ngoại tệ

Phó Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho hay, với định hướng tín dụng như trên, lãi suất sẽ được kiểm soát theo hướng tích cực kiềm chế lạm phát, kiềm chế tăng trưởng tín dụng, nâng cao giá trị và mức hấp dẫn của VND so với ngoại tệ, đồng thời kiểm soát được việc chuyển dịch tín dụng VND sang ngoại tệ. NHNN theo đó sẽ ban hành ngay các văn bản quy phạm pháp luật để hoàn thiện cơ chế như thông tư về lãi suất cơ bản, thông tư về lãi suất trong trường hợp thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, thông tư về thu phí cho vay, thông tư về áp dụng lãi suất không kỳ hạn trong trường hợp người gửi tiền rút trước hạn. Đồng thời, chủ động xác định một cách linh hoạt các mức lãi suất điều hành của NHNN tương ứng với lạm phát kỳ vọng và so với cùng kỳ.

Riêng với dòng vốn ngoại tệ, vị lãnh đạo NHNN nói trên cũng cho biết, NHNN sẽ sửa đổi cơ chế cho vay ngoại tệ để kiểm soát tốc độ cho vay ngoại tệ khoảng 20% trên nguyên tắc chỉ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thiết yếu của nền kinh tế và có nguồn thu ngoại tệ từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. NHNN theo đó sẽ thực hiện quyết liệt các giải pháp về quản lý, sử dụng ngoại tệ, kiểm soát chặt chẽ cả việc cho vay và bán ngoại tệ để thanh toán cho nhập khẩu các mặt hàng thuộc danh mục các mặt hàng nhập khẩu không thiết yếu, không cấp bách.

Không chỉ dừng lại ở việc kêu gọi, NHNN trong thời gian tới sẽ đề xuất và triển khai các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân mà trước hết là các tập đoàn kinh tế, TCty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng khi có nguồn thu và được mua khi có nhu cầu hợp lý. Một giải pháp đáng lưu ý là NHNN sẽ trình Chính phủ các giải pháp nhằm giảm tình trạng đôla hoá, theo hướng phương tiện thanh toán duy nhất trên lãnh thổ VN là VND. Đồng thời, chuyển dần quan hệ huy động – cho vay bằng ngoại tệ trong nước của các TCTD sang quan hệ mua – bán ngoại tệ.

(Báo Lao động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Điều chỉnh tỷ giá có làm tăng nhập siêu ?
  • Bài toán 2011 cho lạm phát, lãi suất và tỷ giá
  • Vốn cho sản xuất sẽ không ảnh hưởng
  • Lựa chọn không dễ
  • Người mua, kẻ bán đều thiệt
  • Đầu tư vào Trung Quốc có cái giá của nó!
  • Sóng ngầm bất động sản 'tháng ăn chơi'
  • Hệ lụy sau những đồng vốn tài trợ từ Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!