Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đề phòng lạm phát và suy thoái

 Lượng  tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống NH trong 4 tháng đầu năm tăng 4,12%, huy động vốn khó khăn, nguồn tiền gửi VND giảm, nhưng tăng trưởng tín dụng cao hơn nhiều tốc độ tăng vốn huy động…. là những vấn đề đáng chú ý trong hoạt động ngân hàng 4 tháng đầu năm.

Theo số liệu từ NHNN, tính đến 21.4, vốn huy động chỉ tăng 0,46% nhưng vốn huy động VND giảm 1,84%, trong khi đó tốc độ tăng trưởng tín dụng vẫn ở mức cao (+5,01%) so cuối năm trước. Chênh lệch như vậy vì  nhu cầu về vốn của nền kinh tế Việt Nam luôn cao hơn khả năng cung ứng do mô hình tăng trưởng kinh tế trong nhiều năm qua dựa chủ yếu vào mở rộng đầu tư và  tăng vốn  chứ không phải dựa vào tăng năng suất lao động hoặc đổi mới công nghệ.

Trong 4 tháng đầu năm 2011, huy động vốn khó khăn nhưng tốc độ tăng dư nợ của các ngân hàng thương mại (NHTM) vẫn cao, bởi vì thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NH. Dịch vụ NH ngoài hoạt động tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt, tỉ trọng thu dịch vụ trong tổng thu của các NH đa số dưới 20%.

Trong khi đó, cơ chế chính sách và môi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư địa để các NH tăng trưởng tín dụng mạnh, thể hiện ở một số vấn đề như: (i) Lãi suất cho vay không bị khống chế; (ii) Nhu cầu vay của nền kinh tế, nhất là nhu cầu vay tín dụng phi sản xuất, đặc biệt vay kinh doanh bất động sản cao; (iii) Tốc độ tăng vốn điều lệ của các NHTM cổ phần quá lớn.

Trong giai đoạn 2008-2010, tổng số vốn điều lệ tăng thêm của 37 NHTM cổ phần Việt Nam khoảng 97.000 tỉ đồng. Do tăng vốn quá lớn trong một thời gian quá ngắn và để duy trì mức chi trả cổ tức cho cổ đông trong khi nguồn thu nhập dựa chủ yếu vào thu lãi cho vay, nên ban lãnh đạo các NH đã thường thực hiện tăng trưởng “nóng” dư nợ tín dụng bằng mọi phương cách, khiến hoạt động tín dụng tăng mạnh.

Tiền mặt lưu thông ngoài hệ thống tăng 4,12%


Nếu xem xét trong tương quan với các chỉ tiêu khác thì tốc độ tăng này cũng gần với tốc độ tăng trưởng tín dụng (5,01%) và tương đương với tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán (+4,12%) trong 4 tháng đầu năm. Điều đó có nghĩa tỉ trọng thanh toán bằng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán vẫn ở mức như những năm trước. Hiện nay, DN và dân cư vẫn ưa thích và thường xuyên thanh toán bằng tiền mặt cho các nhu cầu chi tiêu của mình, kể cả những nhu cầu chi lớn.

Tình trạng thanh toán bằng tiền mặt vẫn phổ biến trong nền kinh tế, mặc dù mấy năm qua ngành NH đã nỗ lực để triển khai, phát triển dịch vụ thanh toán qua ngân hàng thông qua việc thực hiện Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 - được phê duyệt bởi QĐ số 291/2006/QDD-TTg, ngày 29.12.2006. Khi thanh toán bằng tiền mặt còn phổ biến, số dư tiền mặt nằm ngoài hệ thống NH còn lớn và mức độ tăng sẽ song hành với mức độ tăng CPI, với mức độ tăng của tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế cùng thời kỳ .

Trần lãi suất cho vay chỉ là giải pháp tạm thời

Trước tình hình LS cho vay VND đang quá sức chịu đựng của nền kinh tế, đã có nhiều ý kiến nên áp dụng trần LS cho vay VND để giảm LS thị trường. Nếu đưa ra trần lãi suất cho vay thì đây lại là một biện pháp hành chính nữa, nhưng trong bối cảnh thị trường hiện nay nên áp dụng vì có tác dụng nhất định trong việc giảm mặt bằng LS thị trường.

Tuy nhiên, những biện pháp hành chính không thể giải quyết được gốc của vấn đề và hiệu quả cũng không cao. Trong thực tế, các NH có rất nhiều thủ thuật để lách thanh tra, giám sát ngân hàng không thể kiểm tra, giám sát hết được, nhất là kỷ luật thị trường hiện nay lại chưa được nghiêm. Tác động mạnh để giảm mặt bằng lãi suất thị trường là phải giảm nhu cầu về vốn thông qua giảm nhu cầu về vốn của khu vực công; giảm nhu cầu về vốn vào đầu tư, kinh doanh bất động sản thông qua một số chính sách hợp lý về quản lý đất đai, BĐS, đặc biệt sớm áp dụng thuế lũy tiến đối với sở hữu BĐS.

Đề phòng lạm phát trong suy thoái

Lạm phát và suy thoái là tình trạng vừa có lạm phát, giá cả tăng cao, vừa có tình trạng đình đốn, trì trệ sản xuất. Tình trạng lạm phát đồng thời với suy thoái kinh tế là một tình trạng rất nguy hiểm, một nguy cơ có thể xảy ra trong tương lai nếu nguyên nhân gốc, nguyên nhân chủ yếu về lạm phát của Việt Nam không được nhanh chóng khắc phục; nếu việc thực thi các giải pháp theo NQ 11/ NQ-CP không thành công để lạm phát cao kéo dài, các doanh nghiệp sản xuất không mở rộng sản xuất, thậm chí thu hẹp quy mô sản xuất vì khó tiếp cận nguồn vốn và vì LS vay quá cao, doanh nghiệp không còn khả năng sinh lời; vòng xoáy lạm phát diễn ra, hậu quả của lạm phát chu kỳ trước lại là nguyên nhân tăng mức độ lạm phát của chu kỳ sau ở mức cao hơn chu kỳ trước. Điều này thời gian gần đây cũng đã được một số nhà kinh tế cảnh báo.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Đừng coi thường lạm phát do tâm lý
  • Chứng khoán, vàng, Euro có thể đồng loạt giảm khi QE2 kết thúc
  • Biến tướng lãi suất lan rộng
  • Tìm phương án giảm lãi suất
  • Biện pháp giúp ngăn dòng tài chính bất hợp pháp
  • Chặn đà lạm phát: Mong sao cho đến tháng 7?
  • "Cuộc chơi" lãi suất và câu chuyện căng thẳng tiền đồng
  • Món nợ phi sản xuất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!