Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm phương án giảm lãi suất

Trước thông tin Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đang tính tới các phương án bỏ trần huy động 14%/năm, chỉ đặt trần cho vay hoặc đặt cả trần lãi suất (LS) đầu vào, đầu ra… nhiều chuyên gia tỏ ra lo ngại giải pháp này khó có thể hạ nhiệt được LS, thậm chí còn làm cho thị trường thêm rối loạn.

Hai phương án điều chỉnh lãi suất


Theo một nguồn tin từ NHNN, hiện cơ quan này đang nghiên cứu hai phương án để có thể xử lý trần LS huy động 14%/năm vốn tồn tại như một rào cản gây khó khăn cho hệ thống NH và các doanh nghiệp (DN). Phương án thứ nhất, trần LS huy động 14%/năm sẽ được nâng lên 15,5% - 16,5%, đồng thời áp trần cho vay 18 - 19%/năm. Phương án còn lại bỏ trần LS huy động 14%/năm và chỉ đặt trần cho vay 18 - 19%/năm.

Hai phương án trên được cho là "cực chẳng đã" khi mọi công cụ thị trường đều không còn tác dụng. Một nguồn tin có cơ sở cho thấy, nhiều khả năng phương án thứ hai sẽ được lựa chọn, trần LS cho vay 19%/năm sẽ được sớm áp dụng trong thời gian tới.

Bình luận về 2 phương án trên, TS Cao Sĩ Kiêm - nguyên Thống đốc NHNN, cho rằng thị trường luôn “dị ứng” với các biện pháp hành chính, tuy nhiên, trong tình thế nước sôi lửa bỏng hiện nay không áp trần các NH sẽ “đua” LS, nhiều DN sẽ “chết” vì không có vốn để hoạt động do lãi vay cao quá mức. Quan điểm của TS Kiêm nếu áp trần thì nên bỏ “đầu vào” và chỉ chặn “đầu ra”. “Chí ít, việc bỏ trần LS huy động khiến các NH cạnh tranh bình đẳng, mạnh mẽ hơn. NH nào huy động LS thấp lợi nhuận cao, ngược lại LS cao thì lợi nhuận thấp. Đồng thời, với trần cho vay, các NH không thể để LS cho vay quá cao, DN còn có cửa sống”, ông Kiêm nói.

Cũng theo TS Kiêm, hiện tại qua phản ánh có rất nhiều DN vừa và nhỏ rơi vào hoàn cảnh khốn cùng, có nguy cơ phá sản. Mức lãi vay các DN này có thể chịu đựng được khoảng 18%/năm, nhưng DN phải vay tới 24 - 25%/năm, vì vậy NHNN nếu áp trần nên căn cứ vào mức này, ngoài ra dựa vào cung cầu vốn hiện nay, khả năng kiểm soát và đặc biệt tình hình lạm phát, dự báo để đưa ra mức cụ thể, tránh trường hợp đặt trần rồi lại điều chỉnh nhiều lần gây khó khăn trong điều hành.

Chờ CPI rồi tính?

Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên, TS Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia (GSTC), cho rằng chọn phương án nào cũng dở, bởi càng đặt trần càng khiến cho thị trường méo mó. Một khi NHTM có cách phá trần huy động thì sẽ có cách để phá trần cho vay. Thậm chí việc phá đầu ra còn dễ hơn đầu vào bởi NH có thể thông qua hàng loạt loại phí khác nhau như phí thẩm định, phí bảo đảm tài sản… để lách luật.

Theo TS Nghĩa, không nên đặt thêm trần LS mà nên chờ tín hiệu lạm phát của tháng 5 để điều hành LS theo thị trường. Bởi theo tính toán của Ủy ban GSTC, chỉ số CPI của tháng 4 đã lập đỉnh, trong tháng 5 sẽ hạ nhiệt còn khoảng hơn 15% (so với cùng kỳ), thời điểm này có điều kiện để bỏ trần, NHTM có thế tính toán áp lãi huy động 16 - 17%/năm, lãi cho vay 19 - 20%/năm. Tuy nhiên, cùng với đó phải có giải pháp khác đi kèm để hạ nhiệt LS thị trường liên NH (thị trường 2), qua đó ổn định LS tiền gửi của người dân và các tổ chức (thị trường 1).

Ông Nghĩa cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu của NHNN là ổn định thị trường 2 để gián tiếp ổn định LS thị trường 1 chứ không phải can thiệp trực tiếp bằng các biện pháp hành chính về quan hệ vay mượn đối với DN và người dân. Để hạ nhiệt LS thị trường 2 tăng quá nóng thời gian qua (có thời điểm tăng 20%/năm - pv), cần phải dẹp bỏ tất cả quy định hành chính xung quanh việc cấp tín dụng, như quy định các NHTM chỉ được cho vay 80% tổng nguồn vốn huy động. Bởi quy định này đang để lại nhiều bất ổn cho hệ thống khi các NH có tổng tài sản lớn dùng 20% nguồn vốn còn lại này cho vay trên thị trường liên NH gây xáo trộn thị trường. Đồng thời, nên áp dụng công cụ tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ cao hay thấp phải tính toán thông qua điều tiết lượng tiền ra - vào từ các NHTM.

“Vấn đề quan trọng nhất phải điều tiết linh hoạt công cụ dự trữ bắt buộc, dùng công cụ này gom tiền về NHT.Ư, hỗ trợ NH khó khăn thanh khoản khi cần thiết”, ông Nghĩa phân tích.

(Thanh Niên Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Biện pháp giúp ngăn dòng tài chính bất hợp pháp
  • Chặn đà lạm phát: Mong sao cho đến tháng 7?
  • "Cuộc chơi" lãi suất và câu chuyện căng thẳng tiền đồng
  • Món nợ phi sản xuất
  • Vay vốn bất động sản ngày càng khó
  • Bao nhiêu DNNY chịu được bão lãi suất?
  • Lãi vay “ăn mòn” lợi nhuận của DN
  • Vốn FDI: Bên trong lạc quan, bên ngoài vẫn ngại?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!