Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Biện pháp giúp ngăn dòng tài chính bất hợp pháp

Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) vừa cảnh báo, các dòng tài chính bất hợp pháp đã và đang làm trệch hướng các nguồn tài chính cho phát triển, gây thiệt hại cho các nước đang phát triển tới 1.000 tỷ USD hàng năm.

UNDP nhận định, các dòng tài chính bất hợp pháp đang thịnh hành bao gồm các dòng tài chính thu được từ tham nhũng, trốn thuế, buôn lậu... chuyển qua biên giới và các hoạt động tội phạm như buôn bán ma túy và làm tiền giả.

Dòng tài chính bất hợp pháp ở 48 nước chậm phát triển nhất đã tăng từ 10 tỷ năm 1990 lên 26 tỷ năm 2008, chiếm 5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của các nước này.

Số tiền khổng lồ trên đã đi trệch khỏi các nguồn tài chính đầu tư tăng cường cho giáo dục, y tế, dịch vụ vệ sinh, nguồn nước an toàn, xóa đói giảm nghèo ở các nước đang phát triển.

UNDP đề xuất bốn biện pháp để giúp các nước đang phát triển ngăn chặn hiệu quả dòng tài chính bất hợp pháp.

Một là nỗ lực loại trừ định giá sai lầm trong buôn bán thông qua tăng cường và cải tổ các cơ quan và các thủ tục hải quan. Thiệt hại do định giá hàng hóa nhập khẩu quá cao trong khi định giá hàng xuất khẩu quá thấp đã tạo ra 65% nguồn tài chính bất hợp pháp ở các nước kém phát triển nhất.

Hai là chính sách thuế phải công bằng và không trở thành gánh nặng cho người nghèo, đảm bảo thuế là nguồn tài chính bền vững nhất cho phát triển.

Ba là các chính phủ cần cam kết mạnh mẽ chống tham nhũng với những chính sách, luật pháp và cơ chế thực thi luật pháp hiệu quả thông qua thúc đẩy nền dân chủ và sự quản trị dân chủ.

Bốn là thúc đẩy các biện pháp đảm bảo tăng trưởng kinh tế mang tính phổ quát và đem lại lợi ích cho mọi người dân thông qua tạo việc làm chất lượng, giáo dục, chăm sóc y tế và các dịch vụ khác.

Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc năm 2010 duyệt xét tiến trình thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã thừa nhận tính nghiêm trọng của dòng tài chính bất hợp pháp và khẳng định cần đặt vấn đề này trong bối cảnh rộng lớn hơn của toàn bộ quá trình đảm bảo tài trợ bền vững cho phát triển.

Cộng đồng quốc tế đã cam kết thực hiện các biện pháp tăng cường công khai và minh bạch của các thể chế tài chính quốc gia và quốc tế để ngăn chặn dòng tài chính bất hợp pháp ở mọi cấp, mọi nơi.

Liên hợp quốc nhấn mạnh nhu cầu nâng cao chất lượng và tính dự báo trước được các nguồn Viện trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn đầu tư tư nhân, đổi mới phương thức tài trợ quốc tế cho các nước đang phát triển đồng thời khẳng định vai trò thiết yếu của việc huy động nguồn tài chính trong nước.

Để đạt được các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, không chỉ các nền kinh tế cần tăng trưởng mà nguồn tài chính từ sự tăng trưởng này cần được tái đầu tư vào các dịch vụ và cơ sở hạ tầng.
 
(TTXVN/Vietnam+)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chặn đà lạm phát: Mong sao cho đến tháng 7?
  • "Cuộc chơi" lãi suất và câu chuyện căng thẳng tiền đồng
  • Món nợ phi sản xuất
  • Vay vốn bất động sản ngày càng khó
  • Bao nhiêu DNNY chịu được bão lãi suất?
  • Lãi vay “ăn mòn” lợi nhuận của DN
  • Vốn FDI: Bên trong lạc quan, bên ngoài vẫn ngại?
  • Ngân hàng nhỏ ‘đói quá làm liều’?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!