Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Dễ thở" hơn với Thông tư 13 sửa đổi?

Thông tư số 19/2010/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành ngày 27/9/2010 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2010/TT-NHNN mặc dù đã mở rộng thêm phạm vi được cho vay song nhìn chung, các ngân hàng vẫn phải tính đến việc đáp ứng các yêu cầu của Thông tư 13 trong vài ngày tới.

Theo các chuyên gia, khi quy định của Thông tư 13 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/10 sẽ có hệ lụy tác động đến mặt bằng lãi suất cũng như tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Các nhà băng sẽ phải kiểm soát chặt hơn hiệu quả sử dụng vốn và không thể ồ ạt đẩy mạnh tín dụng như trước đây.

Không nhiều như mong đợi


Sau một thời gian chờ đợi, thị trường đã đón nhận thông tin chỉnh sửa Thông tư 13/2010/TT-NHNN như các dự báo được đưa ra trước đó, dù không đáp ứng hết sự mong đợi của nhiều người muốn chỉnh sửa nhiều hơn. Theo đó, thời gian thực hiện các quy định của Thông tư 13 vẫn giữ đúng như lộ trình NHNN đưa ra trước đó là ngày 1/10/2010. Đồng thời, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) giữ nguyên 9%. Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động quy định tại Điều 18 của Thông tư 13 cũng giữ nguyên như ban đầu, với tỷ lệ 80% đối với ngân hàng thương mại (NHTM) và 85% đối với các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động dùng để tính các tỷ lệ trên đã được mở rộng hơn, bao gồm: tiền gửi của cá nhân dưới các hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn; tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức; gồm cả tiền gửi có kỳ hạn của tổ chức tín dụng khác và chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Thông tư 13) và tiền vay của tổ chức tín dụng nước ngoài; vốn huy động từ tổ chức, cá nhân dưới hình thức phát hành giấy tờ có giá.

Nhìn chung, việc điều chỉnh Thông tư 13 không được như kỳ vọng của nhiều người, trong đó chỉ có điểm nổi bật nhất là đưa 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế vào vốn được cấp tín dụng (trừ tổ chức tín dụng), đồng thời không loại kỳ tiền gửi của Kho bạc ra khỏi nguồn vốn để cho vay. Bởi theo NHNN, Thông tư 13 được xây dựng dựa trên việc áp dụng các chuẩn mực, thông lệ quốc tế, khu vực, chủ yếu là Basel I và định hướng, chỉ đạo của Chính phủ đối với hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, với mục tiêu từng bước nâng cao năng lực quản trị rủi ro, tiềm lực tài chính,  tạo tiền đề cho sự phát triển an toàn và bền vững của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Mặt khác, theo các chuyên gia kinh tế - tài chính, việc đưa ra các quy định của Thông tư này cũng dần tiến tới việc thực hiện Luật Các tổ chức tín dụng bắt đầu có hiệu lực vào đầu năm 2011. Do đó, dù có chỉnh sửa, Thông tư 13 không hoãn thời gian thực hiện. Tuy nhiên, nhằm đảm bảo các mục tiêu điều hành vĩ mô của Chính phủ và mục tiêu an toàn hoạt động của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam, NHNN đã ban hành Thông tư số 19 về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Thông tư số 13.

Không dễ khi triển khai

Trên thực tế, các quy định được đưa ra tại Thông tư 13 được cho là cần thiết, nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế rủi ro đối với hệ thống ngân hàng (NHTM) Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu phải thực hiện tất cả các quy định của Thông tư nói trên ngay trong một thời điểm sẽ rất khó cho các nhà băng. Bởi xuất phát từ "mặt bằng" của nền kinh tế Việt Nam hiện nay và xuất phát từ "mặt bằng" của các NHTM, công ty tài chính không đồng đều…, sẽ có không ít khó khăn cho các NHTM, công ty tài chính trong quá trình thực hiện. Đồng thời, đà giảm lãi suất tiền đồng sẽ chững lại trước áp lực mới và khó có thể thực hiện được chủ trương giảm lãi suất của Chính phủ đưa ra. Vì thế, việc chỉnh sửa một số quy định tại Thông tư 13 được chuyên gia và NHTM cho là cần thiết.

Tuy nhiên, với việc giữ nguyên thời gian thực hiện các quy định đưa ra tại Thông tư 13 cũng như tỷ lệ vốn huy động được cấp tín dụng không thay đổi (80%) sẽ khiến nhà băng, nhất là các nhà băng nhỏ phải tính toán kỹ hơn trong phát triển hoạt động cho vay, mặc dù với hướng chỉnh sửa mới, các ngân hàng sẽ được đưa thêm 25% tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế (trừ tổ chức tín dụng); tiền vay của tổ chức trong nước, tiền vay của tổ chức tín dụng khác có kỳ hạn từ 3 tháng trở lên (trừ tiền vay của tổ chức tín dụng khác trong nước để bù đắp thiếu hụt tạm thời đối với tỷ lệ về khả năng chi trả theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Thông tư 13) vào mẫu số của các tỷ lệ trên. Một số chuyên gia cho rằng, theo thông lệ trên thế giới hiện nay chưa có quốc gia nào áp dụng tỷ lệ này (ngoại trừ Trung Quốc, do tín dụng của quốc gia này đã tăng nóng vào cuối năm trước và hiện thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn chưa hạ nhiệt).

Ông Nguyễn Phước Thanh, Tổng giám đốc Vietcombank cho rằng, Thông tư 13 quy định nâng nhiều hệ số đối với hoạt động của các nhà băng là nhằm đảm bảo tăng độ an toàn đối với ngành ngân hàng nhưng trong bối cảnh thị trường hiện nay, để thực hiện được các hệ số đưa ra tại Thông tư 13, ngân hàng sẽ có khó khăn, trong đó, phải kể đến là tỷ lệ không sử dụng quá 80% vốn huy động để cấp tín dụng, thay vì 100% như trước.

TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính tiền tệ Quốc gia cho rằng, để thực hiện được các quy định của Thông tư 13, có hiệu lực từ ngày 1/10, các ngân hàng sẽ phải cân đối lại nguồn, tăng cường huy động và cân nhắc hơn trong phát triển tín dụng. Thêm vào đó, với quy định các ngân hàng không được sử dụng quá 20% vốn liên ngân hàng hiện nay sẽ dẫn đến hệ lụy khó giảm lãi suất theo chủ trương đưa ra. Nguồn vốn đưa ra nền kinh tế từ đó cũng sẽ chậm lại. Còn tín dụng cho vay cầm cố kinh doanh chứng khoán và cho vay kinh doanh bất động sản sẽ khó phát triển, vì hệ số rủi ro vẫn giữ 250%.

Trên thực tế, để phát triển được hoạt động cho vay sau ngày 1/10 (khi Thông tư 13 có hiệu lực), ngân hàng phải tăng vốn tự có và đẩy mạnh huy động tiền gửi. Thế nhưng, với các ngân hàng cổ phần quy mô nhỏ, để cạnh tranh huy động vốn trong bối cảnh hiện nay là không dễ. Còn muốn nâng vốn tự có phải chờ hoàn tất việc tăng vốn điều lệ theo lộ trình đưa ra tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP. Như vậy, phải sang năm 2011, sau khi hoàn tất việc tăng vốn, vốn tự có của ngân hàng nhỏ mới được nâng lên để phát triển mạnh hơn tín dụng.

Đối với ngân hàng quy mô lớn, theo ông Thanh, cũng khó có thể phát triển mạnh hoạt động cho vay trong bối cảnh hiện nay. Một phần, do nhu cầu vốn của doanh nghiệp hiện không tăng so với cùng kỳ và ngân hàng thận trong hơn đối với tín dụng để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Tại Vietcombank, với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm nay là khoảng 20 - 22%, ông Thanh cho biết, Ngân hàng sẽ cố gắng hoàn tất kế hoạch, song cũng có những khó khăn nhất định, do tác động bởi các quy định mới được đưa ra tại Thông tư 13.  

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Không kỳ vọng giảm lãi suất
  • Nợ công châu Âu, nhà đầu tư trái phiếu lo ngại
  • "Công thổ quốc gia" hay sự "sáng tạo" kì quặc về sở hữu?
  • Hệ thống tài chính Việt Nam vẫn khó tiếp cận
  • Doanh nghiệp Việt với tay sang địa ốc nước ngoài
  • Kiểm soát lạm phát: Khó khăn hơn so với dự báo
  • 6 nghi vấn về căng thẳng tỷ giá Trung - Mỹ
  • Mundell: Động thái của Mỹ lên NDT sẽ gây ra “thảm họa”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!