Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Địa ốc đang là nơi “lánh bão”?

picture
Phân khúc chung cư giá trung bình vẫn được nhiều người tìm mua.

Khi lạm phát ngày càng có xu hướng tăng cao thì xu hướng tìm địa ốc "trú ẩn" cũng dần hiện rõ trong giới đầu tư.

Đây không phải là chuyện mới, lại càng không phải là quá bất ngờ, song khi thông tin về đất đai, nhà cửa trở thành chủ đề chính trong các câu chuyện của giới đầu tư thì mới thấy rằng, bỏ tiền vào vàng, chứng khoán, ngân hàng giờ đây thực sự đã không còn là ưu tiên số một nữa.

Sau vụ động đất đất ở Nhật Bản, Myanmar rồi dư chấn ở Hà Nội hồi giữa tháng 3 vừa qua, những tưởng thị trường chung cư sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì tâm lý sợ nhà cao tầng.

Thế nhưng, thâm nhập vào thế giới của những người có thâm niên về “đất cát” hay đơn giản chỉ là qua các sàn giao dịch bất động sản mới thấy rằng, có chăng đây cũng chỉ là những tung tin cục bộ với mưu đồ trục lợi của một nhóm đầu cơ đất thổ cư nào đó.

Một nhân viên sàn giao dịch bất động sản Hadinco cho biết, ngay cả khi Hà Nội có dư chấn động đất, không ngày nào là không có khách hàng tìm hỏi mua chung cư có diện tích vừa phải, thường là dưới 70 m2.

Tuy nhiên, theo vị này, để tìm được một căn hộ có diện tích như trên vào thời điểm này ở Hà Nội lại không hề đơn giản, vì đa số các dự án nằm trong nội thành hoặc lân cận đều đã được chào bán từ trước Tết Nguyên đán.

Do đó, vào thời điểm hiện nay chỉ có phân khúc cao cấp hoặc trung cấp thuộc các dự án cách trung tâm thành phố trên 10 km thì nguồn cung vẫn còn khá nhiều, song đa phần khách hàng lại không đủ khả năng chi trả hoặc không vừa ý về địa điểm, vị trí.

“Không ít người khuyên tôi ở chung cư có nhiều bất cập, hạn chế, song nếu không mua căn hộ thì cũng không có lựa chọn nào khác vì đất Hà Nội giờ ở bất kỳ khu vực nào lân cận cũng đều có giá 40 – 50 triệu đồng/m2 thì làm sao đủ tiền mua đất, nói gì đến xây nhà”, một nhân viên Ngân hàng Vietcombank đang tìm mua chung cư chia sẻ.

Trong khi đó, báo cáo mới nhất về thị trường bất động sản Hà Nội của Công ty CBRE Việt Nam cho thấy, trong suốt quý 1/2011, thị trường căn hộ đã đón nhận nguồn cung mới khá dồi dào, với khoảng 8.200 căn, tương đương hơn một nửa tổng cung của cả năm 2010.

Tuy nhiên, chỉ có phân khúc giá trung bình là có tốc độ bán tương đối tốt, mức giá thứ cấp tăng khoảng 8,5% so với quý trước. Còn lại phân khúc cao cấp thuộc các dự án mới vẫn có tỷ lệ giao dịch thành công thấp.

Theo bà Sử Thị Kim Anh, phụ trách sàn bất động sản Công ty Xây dựng Quang Minh, trong thời gian sau Tết Nguyên đán đến nay, số người tìm mua nhà đất riêng lẻ và căn hộ chung cư tăng đáng kể so với cuối năm 2010. Song, theo bà Anh, phần lớn giới đầu tư đều chọn đất dự án hoặc nhà riêng lẻ là kênh đầu tư chính, còn phân khúc chung cư chỉ những ai có nhu cầu nhà ở thực sự mới tìm hỏi.

“Việc giới đầu tư chọn đất là kênh trú ẩn không phải là vì họ sợ chung cư mất giá vì động đất này nọ mà vì tỷ suất lợi nhuận khi rót tiền vào căn hộ thấp hơn nhiều so với rót tiền vào đất. Không ai dại gì mà đi lướt hay đầu tư dài hạn chung cư trong khi nguồn cung đang ngày một tăng mạnh và có dấu hiệu bão hòa trong tương lai”, bà Anh nói.

Nhận định trên khá trùng hợp với khảo sát của CBRE Việt Nam khi mà thị trường nhà đất trong các khu đô thị tại Hà Nội tiếp tục là kênh đầu tư được ưa thích trong quý 1/2011.

“Trong bối cảnh kinh tế nhiều biến động cũng như nguồn cung chung cư lớn, cùng với việc cơ sở hạ tầng ở nhiều khu vực đang được xây dựng và dần hoàn thiện đã đẩy giá của phân khúc nhà đất trong nhiều dự án đô thị mới tăng mạnh”, báo cáo của CBRE nêu rõ.

Còn trên thực tế, việc đất thổ cư ở Sóc Sơn, Đông Anh đang rậm rịch “sốt” trong thời gian qua với giá tăng từ 20 – 30% cũng là dấu hiệu cho thấy giới đầu tư đang nhằm vào các bãi đất đẹp để lánh nạn những cơn bão trên thị trường tài chính. Tất nhiên, việc lánh có an toàn hay không còn phụ thuộc vào bản lĩnh, vào khả năng (tài chính) cũng như một chút may rủi bởi đất đai xưa nay vốn vẫn được xem là lĩnh vực đầy rủi ro và nhạy cảm.

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vùng ven Hà Nội: “Đích” mới của chủ đầu tư bất động sản
  • Cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới: tiền đồng thực chất không yếu
  • Lạm phát còn tăng tới đâu?
  • Nếu thế giới không có USD
  • Tăng phí ATM: Ngân hàng “bắt chẹt” khách hàng?
  • Quan điểm chống lạm phát của lãi suất ở đâu?
  • Đẩy mạnh huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp và PPP
  • Xác định đỉnh lạm phát 2011
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!