Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Xác định đỉnh lạm phát 2011

Hiện có nhiều ý kiến cho rằng, giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 tăng 3,32% là "đỉnh" của lạm phát trong năm nay. Điều đó là không sai, nhưng chưa hoàn toàn đúng.

Điều đó là không sai, bởi tốc độ tăng của tháng 4 cao nhất tính từ đầu năm đến nay và khả năng từ nay đến cuối năm sẽ không có tháng nào có tốc độ tăng cao hơn (năm 2010, tháng 5 tăng 0,27%; tháng 6 tăng 0,22%; tháng 7 tăng 0,06%; tháng 8 tăng 0,23%; tháng 9 tăng 1,31%; tháng 10 tăng 1,05%; tháng 11 tăng 1,36%; tháng 12 tăng 1,98%). Khả năng năm nay, CPI sẽ không tăng thấp như từ các tháng 5 đến tháng 8 và cũng không tăng cao như các tháng từ tháng 9 đến tháng 12 của năm trước.

Nhưng điều đó là không hoàn toàn đúng, bởi đó là sự so sánh tốc độ tăng của tháng sau so với tốc độ tăng của tháng đứng liền trước. Việc tính tốc độ tăng CPI tháng sau so với tháng trước là cách tính riêng có của nước ta, là bước tính trung gian phản ánh "nhịp độ" biến động CPI qua từng tháng, để Chính phủ kịp thời có giải pháp điều hành về cung - cầu hàng hoá, chính sách tài khoá, đề nghị Quốc hội điều chỉnh (tăng hoặc giảm) mục tiêu lạm phát cả năm cho phù hợp với khả năng diễn biến thực tế. Ngoài việc tính tốc độ tăng CPI tháng sau so với tháng trước, Tổng cục Thống kê còn tính các tốc độ tăng giảm CPI với các kỳ gốc so sánh khác nhau.

Thứ nhất, tốc độ tăng CPI tháng này so với tháng cùng kỳ năm trước. Theo cách tính này, lạm phát tháng 4/2011 chưa phải là đỉnh của năm nay. Theo ước tính của nhiều chuyên gia, CPI tháng 5 so với tháng 4 tăng khoảng 2%. Do tháng 5/2010 chỉ tăng 0,27%, nếu tháng 5/2011 tăng 2% so với tháng 4/2011, thì tháng 5/2011 so với tháng 5/2010 sẽ tăng 19,54%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 17,51% so với cùng kỳ năm trước của tháng 4/2011.

Nếu tháng 5/2011 so với tháng 4/2011, tăng 0,8-0,9% như ước tính của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), thì tháng 5/2011 so với tháng 5/2010 cũng tăng 18,13 - 18,25%, cao hơn tốc độ tăng 17,51% của tháng 4. Như vậy, lạm phát tháng 4 chưa phải là "đỉnh" của lạm phát năm nay.

Thứ hai, CPI bình quân các tháng tính từ đầu năm của năm nay so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu này phản ánh mặt bằng giá năm nay so với năm trước. Theo công bố của Tổng cục Thống kê, bình quân 4 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước tăng 13,95%. Với tốc độ tăng giá so với cùng kỳ năm trước tiếp tục có xu hướng cao lên từ nay tới tháng 8, bình quân 8 tháng năm nay so với cùng kỳ năm trước sẽ cao hơn tốc độ tăng 13,95% của 4 tháng đầu năm.

(Đầu tư Chứng khoán điện tử)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!