Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp FDI với những lỗ hổng (Kỳ 1)

 Không thể phủ nhận những đóng góp to lớn của các doanh nghiệp FDI vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Tuy nhiên, đằng sau ấy vẫn còn những lỗ hổng cần khỏa lấp, nhằm công khai và minh bạch để có đóng góp thiết thực hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân.

Kỳ 1: Cam kết chỉ là bản ghi nhớ?


Sau hơn 20 năm Việt Nam mở cửa kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài(FDI). Cũng ngần ấy năm Việt Nam đã tạo nên hành lang pháp lý thông thoáng kêu gọi các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên bên cạnh những gam màu sáng của bức tranh FDI, thì vẫn còn đó những gam màu tối đang tồn tại là sự “lệch pha” giữa vốn đăng kí, vốn pháp định và vốn thực hiện của các doanh nghiệp FDI. Cũng như ở nơi này nơi kia trong các doanh nghiệp FDI người công nhân Việt Nam đang phải nhận những đồng lương “chết đói”.

Thận trọng với “bánh vẽ” siêu dự án tỉ đô

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong giai đoạn 1988-2007, vốn FDI thực hiện đạt 43 tỉ USD, chiếm 52,2% vốn đăng kí, song đến năm 2007, con số này chỉ đạt 23-25%. Sang năm 2008, quy mô giải ngân đạt 11,5 tỉ USD với tổng số vốn đăng kí 71 tỉ USD.

Năm 2009, tình hình được cải thiện hơn khi vốn đăng kí đạt 21 tỉ USD, giải ngân được 10 tỉ USD. Kèm theo số vốn khổng lồ đó là những siêu dự án tỉ đô nhưng phần lớn chỉ là “bánh vẽ” như KCN lọc hóa dầu và tổ hợp hóa dầu naptha cracking: 11 tỷ USD (SP Chemical Ltđ – Singapore, rút 2009)

Đặc khu kinh tế Phú Yên có tổng vốn đầu tư 250 tỉ USD của tập đoàn Sama Dubai (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) rút năm 2010, Thành phố sáng tạo Nam Tuy Hòa do Galileo Investment Group, Inc (Mỹ) đăng ký đầu tư với tổng vốn 11,4 tỉ USD rút năm 2011. Liên hợp thép Cà Ná 9,8 tỷ USD(Lion, Malaysia, rút năm 2009)…

Đó còn chưa kể tới các nhà đầu tư FDI trung vị là doanh nghiệp có quy mô nhỏ, định hướng xuất khẩu và lợi nhuận thấp, chủ yếu làm thầu phụ vụ cho các công ty đa quốc gia lớn hơn. Khi cam kết đầu tư vào Việt Nam cũng chỉ là các “bánh vẽ” đầu tư.

Thêm vào đó, trong cuộc điều tra mới đây do VCCI thực hiện với 1.155 doanh nghiệp FDI, tương đương 20% số doanh nghiệp được thống kê trong Tổng điều tra doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê cho thấy: các doanh nghiệp này đến từ 47 quốc gia trên thế giới, hoạt động trên khắp cả nước, 75% trong số đó đến từ các nước Châu Á.

Nhưng chỉ 16% doanh nghiệp đã giải ngân toàn bộ được cấp phép. Và chỉ 13,5% doanh nghiệp FDI có thể được coi là đầu tư công nghệ cao, sử dụng công nghệ hoặc trang thiết bị hiện đại.

Lý giải cho vấn đề này, ông Phan Hữu Thắng, nguyên Cục trưởng Cục đầu tư nước ngoài cho biết “Nguyên nhân các dự án chậm triển khai xuất phát từ hai phía: Phía Việt Nam và phía nhà đầu tư nước ngoài. Một số nhà đầu tư nước ngoài do yếu về khả năng tài chính hoặc không dự đoán trước được tình hình thị trường nên không huy động được vốn để đầu tư.”

Bên cạnh đó, cũng theo ông Thắng cho biết thêm “về phía Việt Nam, vấn đề gay cấn nhất hiện nay thường là chuyện giải phóng mặt bằng, đất đai cho nhà đầu tư. Một số địa phương cần vốn để tham gia hỗ trợ đền bù giải phóng mặt bằng, tạo đất sạch giao cho nhà đầu tư thì lại thiếu vốn. Ngoài ra ở nơi này nơi kia, dự án này dự án khác còn vấp phải những rào cản trong thủ tục hành chính”.

Người lao động nhọc nhằn với đồng lương FDI

Theo cuộc điều tra của Pv Tamnhin.net cho thấy, mức thu nhập của công nhân trong doanh nghiệp FDI rất thấp, đặc biệt là các nhóm ngành như dệt may, da giày, chế biến gỗ, bình quân chỉ 800.000 – 1,2 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, lao động thường xuyên phải làm việc với cường độ cao, thậm chí phải làm tăng ca, tăng giờ.

Thống kê của Viện Công nhân và Công đoàn cũng cho thấy, khoảng 6,5% lao động trong doanh nghiệp FDI phải làm việc bình quân trên 10h/ngày, 18% làm từ 8-10h/ngày, chỉ có 52% làm việc 8h/ngày. Trên thực tế, các doanh nghiệp nước ngoài hầu như chỉ mới khai thác nguồn lao động giá rẻ chứ ít thực hiện chuyển giao kĩ thuật công nghệ cao và đào tạo nhân lực để phát triển công nghiệp nội địa.

TS. Đặng Quang Điều– Viện trưởng Viện Công nhân và Công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho biết “trước đây người ta cứ nghĩ làm việc ở doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tiền lương sẽ cao. Tuy nhiên, chỉ những người lao động làm công tác quản lý, trình độ chuyên môn tay nghề cao, lao động kỹ sư, quản lý… trong doanh nghiệp FDI mới có lương cao. Còn những người lao động trực tiếp, lao động phổ thông tại các doanh nghiệp này hiện đang hưởng mức lương rất thấp, không đủ cho sinh hoạt. Thậm chí, có những doanh nghiệp bằng nhiều cách thức khác nhau, họ hạch toán để lỗ, vừa trốn thuế lại vừa không phải tăng lương và chi tiền thưởng cho người lao động.”

Do đó chỉ trong 4 tháng đầu năm 2011 đã liên tiếp xảy ra các cuộc đình công quy mô lớn của công nhân tại các các doanh nghiệp FDI đòi tăng lương, cải thiện môi trường làm việc trải dài trên diện rộng nhiều tỉnh thành, các khu công nghiệp trong cả nước.

Điển hình như ngày 27/1/2011, hàng trăm công nhân Công ty TNHH Panasonic Home Appliance Việt Nam ở Lô B6 Khu công nghiệp Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) đình công đòi tăng lương. Tiếp theo, sáng ngày 7/3/2011, hơn 3.000 công nhân tại nhà máy lắp ráp xe máy Yamaha thuộc khu công nghiệp Sóc Sơn – Hà Nội đã chính thức đình công khiến dây chuyền lắp ráp xe máy của hãng gần như không thể hoạt động.

Gần đây nhất, ngày 14/4, gần 2.000 công nhân Công ty Marumitsu thuộc KCN Quang Minh (Mê Linh, Hà Nội) đình công, đòi tăng lương và giải quyết một số quyền lợi chính đáng. Theo một số công nhân, lý do đình công là do mức lương cơ bản Cty Marumitsu trả cho công nhân quá thấp, môi trường làm việc nóng, ồn, độc hại, nhiều công nhân không chịu được đã bị ngất xỉu trong quá trình làm việc.

Thực tế trên đã đặt ra câu hỏi là liệu tổ chức công đoàn cơ sở tại các doanh nghiệp FDI có chưa? Và nếu có thì hoạt động có thực sự hiệu quả? Do đâu người công nhân tại các doanh nghiệp FDI này lại nhọc nhằn đến vậy?
Câu trả lời xin nhường cho các cơ quan chức năng liên quan đến quyền lợi người lao động kiểm tra và xử lý.

Nhằm nâng cao đời sống công nhân tại các doanh nghiệp FDI. Cũng như việc thúc đẩy sản xuất phát triển vững bền có đóng góp nhiều hơn nữa cho nền kinh tế quốc dân.

Được biết, theo báo cáo mới nhất của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tỉ lệ doanh nghiệp FDI có công đoàn cơ sở chiếm khoảng 60%, Tổng Liên đoàn Lao động đang phấn đấu hết nhiệm kỳ Đại hội 10 sẽ đạt tỉ lệ 70% doanh nghiệp FDI có tổ chức công đoàn. Thời gian tới, Liên đoàn Lao động sẽ có kiến nghị để Luật Công đoàn và các luật khác phải có những cơ chế rõ ràng để bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động và cán bộ công đoàn để họ toàn tâm toàn ý bảo vệ người lao động.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Lãi vay rủ nhau lên… giời
  • ‘Méo mặt’ vì bó tay với vốn
  • Thẻ tín dụng lao đao vì lãi suất
  • BĐS sinh thái vùng ven: Sức hút ngày càng mạnh
  • Thẻ thanh toán quốc tế: Tiện nhưng... không lợi
  • Thị trường ngoại tệ chuyển biến tích cực
  • Ổn định USD không phải thành tích 'dẹp loạn'
  • 3 lý do khiến thế giới tẩy chay đồng đôla
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!