Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thẻ tín dụng lao đao vì lãi suất

Một số siêu thị, cửa hàng… cho biết, số khách hàng dùng thẻ tín dụng thanh toán gần đây giảm nhiều, dù các ngân hàng đang đẩy mạnh phát triển sản phẩm thẻ để co kéo lợi nhuận.

Trước đây, khi đi siêu thị, mua sắm, chị Nguyễn Thanh Tâm (quận 10, TP HCM) thường dùng thẻ tín dụng để thanh toán. Nhưng từ tháng 3 đến nay, chị lại ưu tiên cho việc xài tiền mặt.

Giảm 20% vì lãi suất cao

Việc “bỗng dưng” hạn chế sử dụng thẻ mọi lúc, mọi nơi, chị Tâm giải thích: “ Các ngân hàng gần đây đã liên tục điều chỉnh lãi suất thẻ tín dụng lên quá cao, có muốn cũng không dám dùng thẻ, vì mất lãi vô lý”. Theo nhẩm tính của chị Tâm, sau Tết đến nay, các ngân hàng ACB, Techcombank và HSBC, là ba ngân hàng chị dùng dịch vụ thẻ đã ba lần điều chỉnh lãi suất và có nơi đã chạm mốc 24% một năm.

Không chỉ lãi cao mà  khi mua hàng quên thời gian không chịu lãi suất, người sử dụng thẻ dễ  “mắc quai”. Theo khách hàng này, chị vừa bị “một vố” nhớ đời, là mua chiếc tivi LCD với giá 17,5 triệu đồng và thanh toán bằng thẻ chỉ vài ngày trước khi thời điểm sao kê thẻ tín dụng diễn ra, nên chỉ thời gian ngắn sau đó, chị bị tính lãi suất. “Mua cái ti vi giá rẻ, nhưng sau khi trả lãi thì giá còn cao hơn nhiều so với giá chưa khuyến mãi, còn phải đến ngân hàng nộp tiền, trả lãi, tốn thời gian”.

Theo thống kê của các nhân viên thanh toán ở siêu thị Big C Hoàng Văn Thụ, Big C Nguyễn Sơn… gần đây, số khách hàng thanh toán bằng thẻ ATM, thẻ tín dụng giảm hơn trước. “Dù chỉ giảm khoảng 15%, nhưng tôi cho rằng, trong thời điểm khách hàng luôn tăng và thẻ phát hành nhiều hơn, thì rõ ràng không chỉ là thói quen”, chị Nguyệt, một nhân viên ở đây nhận xét.
Ở một số điểm bán hàng thời trang, như cửa hàng Hội An (quận 1) và một số điểm có thanh toán bằng thẻ tín dụng trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3 ) cũng cho biết, số khách hàng thanh toán bằng thẻ cũng giảm khoảng 20%.

“Cổ vũ” thói quen dùng tiền mặt

Mặt bằng chung lãi suất thẻ tín dụng đang cán mức từ 24% đến 28%, 29% (như VP bank, HSBC, ANZ…) khiến khách hàng ngần ngại. Ngân hàng đang có nhiều “chiến lược” phát triển sản phẩm thẻ là ACB, nhưng mức lãi suất cũng lên đến 22,5% một năm. Lãnh đạo ACB cho biết, mục tiêu của ACB hiện nay là tăng số lượng phát hành thẻ và tăng số lượng người sử dụng thẻ tín dụng. Để hút khách hàng, từ giữa tháng 4, ACB đã triển khai chương trình “nhận giải thưởng tiền mặt” cho tất cả các khách hàng thanh toán bằng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ của ACB. “Người làm thẻ  nhiều, nhưng người sử dụng lại chưa nhiều, và hiện nay còn giảm nữa, nên chúng tôi cho rằng đây là một phân khúc tốt cho ngân hàng đầu tư”, lãnh đạo ngân hàng này cho biết.

Lãi suất cao, lãnh đạo nhiều ngân hàng giải thích, do lãi suất tiền gửi cao, cộng với chi phí cho dịch vụ thẻ cao, khách hàng lại được “hưởng 45 ngày không lãi suất”, nên lãi suất thẻ tín dụng phải điều chỉnh lên cao mới hợp lý. Tuy nhiên, với khách hàng thì lãi suất từ 24% - 28%, 29% một năm là không dễ chấp nhận. Ông Lê Thẩm Dương, ĐH Ngân hàng TP HCM, cho rằng:  “Các nước (như Thái Lan) có thị trường thẻ rất tốt, ở đâu cũng thanh toán được bằng thẻ nhưng lãi suất thẻ hấp dẫn. Còn lãi suất cao như thị trường thẻ Việt Nam hiện nay thì… không ra nước ngoài, người dân chẳng dám dùng thẻ… ”. Tâm lý người Việt Nam là ngại vay nợ,  dù  vay bằng thẻ. Nếu lãi suất cao quá thì người tiêu dùng dễ trở lại thói quen dùng tiền mặt.  “Chúng ta chỉ mới có khoảng 3 triệu thẻ tín dụng mà ai cũng... cất thẻ trong bóp, thì còn lâu mới có thị trường thẻ”, ông Dương cảnh báo.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • BĐS sinh thái vùng ven: Sức hút ngày càng mạnh
  • Thẻ thanh toán quốc tế: Tiện nhưng... không lợi
  • Thị trường ngoại tệ chuyển biến tích cực
  • Ổn định USD không phải thành tích 'dẹp loạn'
  • 3 lý do khiến thế giới tẩy chay đồng đôla
  • Dồn vốn vào đầu tư bất động sản: Coi chừng tiền tỉ… "đắp chiếu"!
  • Giữ hay bán ngoại tệ, còn nhiều băn khoăn
  • Hội chứng "sợ" vay ngân hàng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!