Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thẻ thanh toán quốc tế: Tiện nhưng... không lợi

Chính phủ đang có những biện pháp mạnh tay nhằm thắt chặt việc buôn bán ngoại hối, vì vậy thẻ thanh toán quốc tế đã được tính tới. Tuy nhiên, giải pháp này có thực sự hiệu quả?

Đã qua rồi tình trạng khi phải đi ra nước ngoài vì công việc hay du lịch, bạn phải chạy ngược chạy xuôi để mua  USD, không còn phải nghĩ ngợi về vấn đề an toàn khi có 1 số tiền lớn trong valy và sẽ không phải lo lắng về lượng tiền quá nhiều sẽ vượt qua mức giới hạn của quy định xuất nhập cảnh. Thay vào đó, bạn chỉ cần 1 chiếc thẻ thanh toán quốc tế (thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng).

Với 1 chiếc thẻ tiện dụng, bạn có thể thực hiện các giao dịch trên toàn thế giới. Thủ tục làm thẻ nhanh chóng cùng các tiện ích của nó sẽ giúp người chủ thẻ có những giao dịch nhanh chóng. Và đặc biệt, ở nước ngoài, có rất nhiều ưu đãi cho cá nhân tổ chức thanh toán bằng thẻ thanh toán quốc tế, như giảm giá từ 10-60% giá thành các loại mặt hàng.

Bên cạnh đó, khách hàng còn được hưởng những chế độ tùy thuộc vào ngân hàng mà bạn chọn làm thẻ. Ví dụ như các loại thẻ Cremium Visa và Mastercard của Vietinbank, Visa của Vietcombank, chủ thẻ được bảo hiểm y tế toàn cầu với giá trị lên đến 5.000USD. Tuy nhiên, lợi bất cập hại, phí trao đổi của các loại thẻ thanh toán quốc tế sẽ khiến những người sử dụng phải chùn bước.

Mong muốn sở hữu 1 chiếc thẻ thanh toán quốc tế tuy dễ dàng nhưng nó vẫn chưa được phổ biến bởi nguyên nhân thanh toán quốc tế có phụ phí khá cao và đến 4 loại phụ phí khác nhau như: phí chuyển đổi ngoại tệ, phí thường niên quản lý thẻ, phí giao dịch quốc tế và lại suất rút tiền.

Phí chuyển đổi ngoại tệ là mức phí đáng nói nhất. Đây là mức phí phải trả khi thực hiện các giao dịch bằng đồng USD. Mức phí này sẽ dao động từ 3-4% tùy ngân hàng. Ví dụ, tỷ giá liên ngân hàng mở mức 20.658 đông/USD thì chủ thẻ sẽ phải trả số tiền là 21.785 đồng/USD. Với mức phí này, giá USD thậm chí còn cao hơn giá thị trường tự do. Chính mức phí này khiến người dân phải băn khoăn khi sử dụng dịch vụ. Có một vấn đề nảy sinh trong việc thu phí quy đổi ngoại tệ này. Nếu bạn gửi tiền VND vào tài khoản, lẽ đương nhiên bạn sẽ phải mất phí quy đổi. Tuy nhiên, khi bạn gửi tiền USD, bạn cũng vẫn phải mất số phí trên do các ngân hàng sẽ không tách bạch tiền gửi vào là VND hay USD.

Mức phí này sẽ tuỳ thuộc vào từng ngân hàng. Không chỉ có vậy, khi giao dịch ở nước ngoài, chủ thẻ còn phải mất phí giao dịch quốc tế, lãi suất rút tiền và tại 1 số nước còn áp dụng phí sử dụng ATM. Tất cả các chi phí trên gộp lại, đôi khi mức phí sử dụng thẻ thanh toán quốc tế ở nước ngoài lên đến 7-11%.

Bên cạnh các chi phí trực tiếp cho mỗi lần rút tiền nói trên, chủ thẻ còn phải chịu 1 khoản phí quản lý thẻ thường niên nữa. Mức phí ở được áp dụng ở đây tùy theo từng ngân hàng. Tại ngân hàng Teckcombank mức phí này là 110.000 đồng/năm, ở HSBC là 350.000 đồng/năm, ở VCB đối với thẻ Visa hạng Vàng là 200.000 đồng/thẻ/năm, hạng chuẩn là 100.000 đồng/năm, tại ACB Maser card/Visa phí thường niên đối với thẻ chuẩn là 300.000 đồng/năm, thẻ vàng là 400.000 đồng/năm…

Mức phí cao khiến đại đa số người dân vẫn lựa chon cách mua USD trực tiếp từ thị trường tự do chứ không tìm đến các ngân hàng để làm thẻ. Ý kiến về vấn đề này, ông Trần Trọng Quốc Khanh – Giám đốc trung tâm Vàng Á Châu, nguyên trưởng phòng ngoại hối ACB, cho biết mức phí thẻ thanh toán cao là do số người sử dụng rất ít. Nếu số lượng người sử dụng tăng lên thì chắc chắn mức phí sẽ giảm xuống nhiều. Thiết nghĩ, để thu hút lượng người sử dụng thẻ, trước tiên ngân hàng cần đưa ra những lợi ích mà người dân thấy rõ ràng chứ không nên để họ thấy mức lỗ ngay khi gửi tiền. Nên chăng các ngân hàng hãy giảm các loại phí trước để người dân thấy cái tiện lợi nhiều hơn bất lợi.

Bên cạnh đó còn có những mối lo ngại về việc bị đánh cắp thông tin cá nhân khi giao dịch trên mạng, hay bất lợi do mã pin được in trực tiếp ngay sau mặt thẻ cũng là vấn đề đáng quan tâm. Chúng ta nên phát triển nhiều hệ thống sử dụng phương thức thanh toán bằng thẻ để người dùng nhận thấy được nhiều sự tiện lợi và mức ưu việt của phương thức thanh toán quốc tế.

(Tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường ngoại tệ chuyển biến tích cực
  • Ổn định USD không phải thành tích 'dẹp loạn'
  • 3 lý do khiến thế giới tẩy chay đồng đôla
  • Dồn vốn vào đầu tư bất động sản: Coi chừng tiền tỉ… "đắp chiếu"!
  • Giữ hay bán ngoại tệ, còn nhiều băn khoăn
  • Hội chứng "sợ" vay ngân hàng
  • Siết ngoại tệ, lãi suất tiền đồng sẽ giảm
  • Vẫn cam lòng giữ ‘đô’
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!