Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

33% doanh nghiệp không chịu được mức lãi suất hiện tại

 Phần lớn doanh nghiệp phải vay ở mức lãi suất 12-13% trở lên nên dễ đầu tư vào các thương vụ ngắn hạn hoặc nhiều rủi ro nhưng thu lời cao.

Theo khảo sát Động thái doanh nghiệp (VBiS) quý I/2011 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, có 85% doanh nghiệp hiện nay phải vay ở mức lãi suất 12-13% trở lên.

Mức lãi vay này là quá cao so với hầu hết doanh nghiệp. Chỉ 19% doanh nghiệp cho rằng mức lãi vay này hợp lý. Trong khi tới 33% số doanh nghiệp cho biết không thể chịu được trong lâu dài.

Với mức lãi suất hiện tại, doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư chiều sâu để phát triển trong dài hạn và dễ bị thúc đẩy sang hướng đầu tư cho các thương vụ ngắn hạn hoặc đầu cơ vào các dự án rủi ro nhưng thu lời cao.

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là chi phí đầu vào tăng, khiến giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm cũng tăng lên. Tuy vậy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn sau giai đoạn phục hồi, 43% doanh nghiệp đã không thể tăng giá bán. Thậm chí, 14% số doanh nghiệp buộc phải giảm giá để cạnh tranh. Do đó, mặc dù cố gắng nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc, tăng năng suất lao động và giảm lượng hàng tồn kho, chỉ có 30,2% doanh nghiệp tăng được lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm, trong khi có tới 33,3% doanh nghiệp chỉ số này bị giảm.

40% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ bất ổn kinh tế vĩ mô


Đánh giá chung của 47% doanh nghiệp tham gia khảo sát, tác động của môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô đến hoạt động doanh nghiệp trong quý I hầu như không thay đổi so với quý IV/2010. Chỉ có 26,5% doanh nghiệp được hưởng lợi từ các yếu tố của môi trường pháp lý và kinh tế vĩ mô, trong khi tỷ lệ doanh nghiệp bị ảnh hưởng tiêu cực là 20,5%.

Trong số các ảnh hưởng tiêu cực, tác động của sự bất ổn kinh tế vĩ mô đến hoạt động của doanh nghiệp là lớn nhất. Có tới 40% doanh nghiệp chịu tác động tiêu cực từ sự bất ổn này, trong khi chỉ có 18,8% doanh nghiệp nhận xét chính sách bình ổn kinh tế vĩ mô của Chính phủ các tác dụng tốt đến doanh nghiệp của họ.

 Nhằm cải thiện môi trường kinh doanh năm 2011, nhiệm vụ trước tiên và quan trọng nhất của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô. Tiếp đó là giảm lãi suất ngân hàng và kiểm soát tham nhũng.

Qua khảo sát, VCCI cũng đưa ra 5 nội dung quan trọng khác mà Chính phủ cần phải nỗ lực cải thiện: Tăng tính minh bạch và nhất quán của hệ thống pháp lý, chính sách. Kiểm soát chất lượng sản phẩm, chống hàng giả, gian lận thương mại. Tạo sân chơi bình đẳng cho mọi doanh nghiệp. Bảo đảm việc cung ứng điện ổn định. Hỗ trợ vốn ưu đãi cho đầu tư chiều sâu.

(Báo điện tử Doanh Nhân Việt Nam toàn cầu)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Phải chấn chỉnh ngay "thị trường USD chính thức"
  • Kỹ nghệ “bơm” giá đất ngoại thành
  • Bán ngoại tệ cho người dân, cách nào?
  • Sẽ huy động nhiều nguồn vốn để phát triển đô thị TPHCM
  • Thuốc nào trị lạm phát “đặc thù” của Việt Nam?
  • Kênh huy động vốn mới cho bất động sản
  • Gỡ rối những hệ lụy từ chống đô la hóa
  • Bỏ con tép, bắt con tôm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!