Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bỏ con tép, bắt con tôm

 Việc Bộ Tài chính lấy ý kiến sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)  cho phù hợp với tình hình hiện nay và phương án miễn, giảm thuế mà các chuyên gia đề xuất khiến nhiều người dân vui mừng và hy vọng được chia sẻ gánh nặng chi phí trong bối cảnh giá cả tăng cao. Tuy nhiên, bên cạnh đó, có một số ý kiến gây bức xúc cho nhiều người.

Có ý kiến cho rằng, việc miễn, giảm thuế TNCN sẽ tác động làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế, gây áp lực lên chỉ số CPI, đi ngược lại với chủ trương giảm tổng cầu của Chính phủ nhằm kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế trong Nghị quyết 11 ban hành trước đó. Vì vậy, không nên miễn, giảm thuế TNCN. Cách hiểu này chưa đúng. Trên thực tế, việc "giảm tổng cầu" mà Chính phủ hướng tới là giảm cầu ở lĩnh vực đầu tư, ở các dự án lãng phí, kéo dài, kém hiệu quả; Giảm đầu tư công, chi tiêu công... để kiềm chế lạm phát chứ không "nhắm" vào giảm cầu tiêu dùng. Có một thực tế ai cũng nhìn thấy, đó là việc miễn, giảm thuế TNCN trong bối cảnh hiện nay chỉ chia sẻ bớt gánh nặng giá cả tăng quá nhanh, quá cao, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người dân chứ khó kích thích tiêu dùng tới mức làm tăng tổng cầu cho nền kinh tế như lo ngại của một số người. Thậm chí, tăng tổng cầu hàng hóa tiêu dùng còn có tác dụng kích thích vòng quay vốn của doanh nghiệp, kích thích phát triển sản xuất, giải quyết việc làm... từ đó giảm lạm phát. Như vậy có thể thấy, việc miễn giảm thuế nếu xét theo khía cạnh này, chỉ có lợi mà không gây bất cứ tác động tiêu cực nào tới nền kinh tế.

Lại có ý kiến cho rằng, "những người dân khó khăn" không nằm trong đối tượng chịu thuế TNCN vì hiện mới chỉ có 330.000 người phải nộp thuế này. Cần phải nhắc lại là, thuế TNCN của ta hiện nay chủ yếu "nắm người có tóc", đó là những người làm công ăn lương luôn luôn trong cảnh "lương tăng không kịp giá", những người, những gia đình bị tác động mạnh mẽ của việc tăng giá thực phẩm, giá điện, giá gas, giá xăng... Vì thế, không thể nói đối tượng này chưa đủ khó khăn. Còn hàng ngàn, hàng vạn người không nằm trong số 330.000 người nộp thuế nói trên nhưng do giá cả tăng cao, thu nhập trước đây không đủ trang trải cuộc sống, họ đang cố gắng làm thêm chỗ nọ, chỗ kia nhưng mỗi khoản thu nhập từ 500.000 đồng trở lên vẫn bị khấu trừ 10% tiền thuế TNCN. Tất nhiên, cuối năm nếu chứng minh được thu nhập không quá ngưỡng chịu thuế, họ sẽ được hoàn thuế. Nhưng để hoàn thuế được còn là cả một câu chuyện dài. Vậy những đối tượng chịu thuế này, đã được coi là khó khăn hay không?

Cũng không ít ý kiến lo ngại, nếu nâng mức khởi điểm chịu thuế cao hơn thì Luật Thuế TNCN bị biến thành thuế cho người có thu nhập cao. Nhưng ai cũng biết, thu nhập chịu thuế trên thực tế phải được tính sau khi chi trả đủ cho nhu cầu bản thân. Đó là lý do, khi xây dựng luật, các nhà soạn thảo mới phải nghiên cứu rất kỹ về giá, lương... rồi mới đưa ra ngưỡng thuế hợp lý.

Tất nhiên để sửa một luật (lại là một luật mới ra), nhất là phải sửa ngay... không thể không có áp lực. Nhưng một bộ luật mà khi áp dụng tất cả các đối tượng, từ người soạn thảo, cơ quan quản lý, các đại biểu QH, chuyên gia kinh tế, người dân... đều thấy rõ sự bất hợp lý thì việc chỉnh sửa là điều không cần phải bàn cãi. Trong trường hợp chưa thể chỉnh sửa ngay, nhất thiết phải có một giải pháp dung hòa như miễn, giảm thuế cho người dân. Số tiền miễn, giảm thuế nếu thực hiện không lớn nhưng lại đáp ứng nguyện vọng thiết thực, chính đáng của người dân và cũng là biện pháp "an sinh xã hội" hiệu quả nhất, thiết thực nhất như chủ trương của Chính phủ trong bối cảnh hiện nay. Như vậy, ta đã "bỏ con tép" nhưng "bắt được con tôm".

(Báo Thanh niên)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ai là "nạn nhân thực sự" của sự mất cân bằng toàn cầu?
  • Thắt chặt tín dụng với bất động sản là không công bằng và sinh tiêu cực
  • Tìm và giải ngân vốn rẻ cho doanh nghiệp
  • Năm 2012 sẽ là 'ngày tận thế' của Thị trường chứng khoán?
  • Ngân hàng Trung ương - Cuộc chơi trở nên phức tạp hơn (P2)
  • Đồng USD đang mất dần vai trò “bến an toàn”
  • Nỗ lực kiềm chế lạm phát
  • Kịch bản nào cho đô thị Đà Nẵng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!