Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp lại "lao đao" vì lãi suất

Lãi suất cho vay tại một số ngân hàng hiện đã lập đỉnh 19% một năm, khiến nhiều doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn vay, mở rộng kinh doanh sản xuất...

Lãi suất huy động đã được các ngân hàng đẩy lên cao, ngày  5/11, các thành viên Hiệp hội Ngân hàng đã đồng thuận huy động tiền đồng với lãi suất không quá 12%/năm nhưng đến thời điểm này, nhiều ngân hàng đã vượt rào lãi suất lên mức 13-14%.

Trưởng phòng Tín dụng của một ngân hàng TMCP cho biết, cuộc chạy đua này lãi suất huy động giữa các ngân hàng đã kéo mặt bằng lãi suất cho vay lên cao. Hiện lãi suất cho vay của ngân hàng này đã lên trên 19%/năm.

Không chỉ có ngân hàng TMCP, ngày 18/11, với việc công bố phát hành chứng chỉ tiền gửi VND lãi suất tới 13%/năm, Vietinbank trở thành ngân hàng quốc doanh đầu tiên vượt trần cam kết 12%/năm.

Chiều ngày 18/11, trong một bài trả lời phỏng vấn báo chí, Phó tổng giám đốc Vietinbank Lê Đức Thọ cho rằng, đồng thuận của Hiệp hội có tính linh hoạt, cho phép các ngân hàng huy động xoay quanh 12%/năm chứ không cứng nhắc dưới ngưỡng này. Hơn nữa, Vietinbank chỉ áp dụng lãi suất cao với hình thức huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, thời gian triển khai ngắn, còn các hình thức huy động tiền gửi thông thường vẫn áp dụng mức 12%/năm.

Cũng theo ông Thọ, lãi suất là giá vốn và nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Cuối năm nhu cầu vốn phục vụ thanh toán, sản xuất kinh doanh và tiêu dùng dân cư tăng cao. Những lúc như vậy, mặt bằng lãi suất trên thị trường sẽ phải dâng cao để thu hút vốn. Hơn nữa, ngân hàng cũng phải áp dụng mức lãi suất phù hợp với tình hình giá cả, lạm phát.

Theo Ebank, hiện nay một số doanh nghiệp đã phải đi vay với lãi suất 19%/năm, bất chấp việc sẽ phải chịu lỗ, nhưng nếu không đi vay thì sẽ phải tạm ngừng sản xuất, dẫn đến mất thị phần, công nhân mất việc...

Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) cho rằng: "Nếu như, các doanh nghiệp nước ngoài họ chỉ vay thêm một ít vốn ngân hàng khi thiếu, còn chủ yếu là vốn tự có thì doanh nghiệp của ta chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh dựa vào vốn vay. Ông Kiêm cũng cho rằng, có thể nói là hiện nay lãi suất ngân hàng đang ở mức rất cao, nhiều doanh nghiệp không tiếp cận được, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bên vay và bên cho vay cũng phải tính toán, với lãi suất cao như thế, nếu vay nhiều hoặc cho vay nhiều thì hoặc là doanh nghiệp sẽ lỗ không trả được nợ và hoặc ngân hàng đọng vốn và chịu sự rủi ro cao. 

Với lãi suất cao như hiện nay, các doanh nghiệp rất khó tiếp cận vốn vay. Tính hiệu quả sản xuất kinh doanh vốn đã rất thấp của doanh nghiệp cũng lại tiếp tục thấp đi. Nhiều doanh nghiệp, đơn vị mất thời cơ và không phát huy được tiềm năng thế mạnh của mình, sức cạnh tranh hàng hóa của ta bị giảm rất nhiều.Việc lãi suất cao như hiện nay cũng được nhiều doanh nghiệp nhận định là những khó khăn lớn nhất để mở rộng sản xuất kinh doanh" - Ông Kiêm lý giải.

(tamnhin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Muốn vực dậy VND, cần minh bạch chính sách
  • GFMS dự báo giá vàng sẽ vượt 1.500USD/ounce
  • Đắt cũng phải... nhắm mắt mua USD
  • Ai được lợi từ phương thức "đổi dầu lấy vàng"?
  • “Bầu sữa”... ODA
  • Barclays Capital: Vàng có thể lên 1.485 USD/ounce
  • Hỗn loạn cuộc đua tăng lãi suất
  • “Cản dòng” tín dụng vì lãi suất!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com