Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vẫn thích vay ngoại tệ

Tốc độ tăng trưởng tín dụng ngoại tệ trong tháng 4 tiếp tục vượt xa tín dụng nội tệ, trong khi huy động ngoại tệ vẫn ì ạch.

Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, lượng vốn cho vay với nền kinh tế tháng 4 ước tăng 1,73% so với tháng trước. Trong đó, tín dụng bằng tiền đồng tăng 1,41%, tín dụng bằng ngoại tệ tăng 3%. Tính chung 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đạt 5,58%, trong khi mục tiêu chung của cả năm là 25%.

Cùng thời gian này, số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 2,8% so với tháng trước, trong đó tiền gửi bằng VNĐ tăng 3,33%, tiền gửi bằng ngoại tệ tăng 0,78%. So với cuối năm trước, tổng số dư tiền gửi của khách hàng ước tăng 5,93%.

So với số liệu mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ tháng trước, chênh lệch giữa tín dụng ngoại tệ và nội tệ đã được thu hẹp phần nào, song vẫn ở mức cao. 3 tháng đầu năm, tín dụng ngoại tệ tăng 14,07% trong khi nội tệ chỉ tăng 0,57%.

Trong khi đó, huy động ngoại tệ lại thua xa tiền gửi nội tệ. Ngân hàng Nhà nước cho biết, tiền gửi bằng VNĐ trong tháng 4 tăng tới 3,33%, tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ tăng 0,78%. Tháng 3, huy động vốn ngoại tệ tăng 1,02% trong khi huy động nội tệ tăng 2,04%.

Sự mất cân đối trong hoạt động tín dụng chủ yếu do lãi suất vay vốn tiền đồng đang ở mức cao so với khả năng chấp nhận của doanh nghiệp và vượt xa lãi suất vay vốn bằng ngoại tệ. Sau nhiều lần tuyên bố giảm, các ngân hàng đang cho vay VNĐ với lãi suất từ 13 cho đến 16-17% một năm, trong khi lãi suất vay USD chỉ 5-6%.

Chênh lệch lãi suất hấp dẫn, cùng với kỳ vọng tỷ giá ổn định, nhiều doanh nghiệp đã vay USD rồi hoán đổi sang tiền đồng để kinh doanh. Hoạt động này khiến nguồn cung đôla trên thị trường dồi dào hơn, đẩy tỷ giá xuống thấp. Tỷ giá USD/VND bình quân liên ngân hàng đang ổn định ở mức 18.544 đồng, trong khi tỷ giá của các ngân hàng thương mại luôn thấp hơn trần cho phép và có xu hướng giảm (ngày 28/4 ở mức 18.930-19.000 đồng ăn một đôla, giảm 0,52% so với cuối tháng trước). Tỷ giá trên thị trường tự do có xu hướng thấp hơn ngân hàng (ngày 28/4 ở mức 18.950-18.970 đồng ăn một đôla, giảm 1,2% so với cuối tháng trước).

(VnExpress)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • IMF cảnh báo nguy cơ tăng trưởng “nóng” ở châu Á
  • “Rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND”
  • Kinh tế quý 1-2010: Phục hồi nhanh nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ
  • Chọn kênh đổ vốn
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng: Tăng cao nhưng khó quá đà
  • Vay ngoại tệ, cần tính đến nguồn trả nợ
  • Khung tài chính quốc tế quanh bức tranh kinh tế toàn cầu mới nổi
  • Lãi vay giảm : Cơ hội triển khai dự án
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!