Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh số giao dịch liên ngân hàng: Tăng cao nhưng khó quá đà

Nhu cầu vay trên thị trường liên ngân hàng thường tăng cao khi khó khăn trong huy động vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

Tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đột ngột tăng cao, vượt hẳn “mặt bằng” khá ổn định những tuần gần đây.

Muộn hơn thường lệ, báo cáo tình hình hoạt động ngân hàng tuần từ 16 – 22/4 vừa được Ngân hàng Nhà nước cập nhật cho thấy những dữ liệu đáng chú ý.

Vượt mốc 90.000 tỷ đồng

Trong tuần nói trên, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng cả VND và USD đều đột ngột tăng cao so với nhiều tuần trước đó, đặc biệt là doanh số bằng VND.

Cụ thể, theo báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng đã lên tới xấp xỉ 94.204 tỷ đồng và 1,837 tỷ USD, bình quân đạt khoảng 18.840 tỷ đồng/ngày và 367 triệu USD/ngày. So với tuần trước đó, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND tăng 15.734 tỷ đồng và 307 triệu USD.

Đó là những con số vượt trội so với doanh số giao dịch qua nhiều tuần kéo dài từ trong năm 2009 đến đầu năm 2010, và so với cả các thời điểm khó khăn thanh khoản nổi bật trước Tết Nguyên đán.

Trước đó, trong một thời gian dài doanh số giao dịch bằng VND trên thị trường liên ngân hàng mỗi tuần chỉ dao động trong khoảng 62.000 – 86.000 tỷ đồng. Riêng tuần từ 16 – 22/4/2010 vừa công bố, lần đầu tiên doanh số vượt mốc 90.000 tỷ đồng, theo dữ liệu cập nhật của Ngân hàng Nhà nước, ở mức xấp xỉ 94.204 tỷ đồng.

Ở giao dịch bằng USD, không đột biến nhưng doanh số tuần nói trên cũng tăng khá mạnh so với kết quả giao dịch từ đầu năm đến nay: 1,837 tỷ USD so với khoảng giao động từ 1,2 – 1,6 tỷ USD trong khoảng ba tháng trở lại đây. Trong năm 2009, tổng doanh số giao dịch USD mỗi tuần trên thị trường này ghi nhận phổ biến quanh mốc 2 tỷ USD; mức cao nhất trong thời gian gần đây ghi nhận ở 2,842 tỷ USD tuần từ 27/11 – 3/12/2009.

Đã là một dấu hiệu?

Nếu ở doanh số giao dịch bằng USD không đột biến, thì doanh số bằng VND với con số lên tới 94.204 tỷ đồng tuần cập nhật mới nhất lại có thể đặt ra những suy tính: Thị trường liên ngân hàng đang hoạt động tốt, nhưng liệu đây có phải một dấu hiệu lạm dụng vốn trên thị trường này hay không, thậm chí lại có “vấn đề” về thanh khoản hay không?

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho biết, trong tuần, các giao dịch bằng VND chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn dưới 6 tháng; trong đó doanh số giao dịch qua đêm đạt 37.091 tỷ, tăng 7.904 tỷ so với tuần trước đó và chiếm tỷ trọng 39% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần. Doanh số giao dịch qua đêm bằng USD là 811 triệu USD, chiếm 44% so với tổng doanh số giao dịch cả tuần.

Những con số trên cho thấy tỷ trọng của doanh số giao dịch qua đêm cả bằng VND và USD đều không tăng đáng kể so với những tuần gần đây, thậm chỉ giảm so với đầu tháng 4 vừa qua, khi các tỷ trọng ở gần 50%.

Có thể xem doanh số tăng mạnh và đột ngột phản ánh nhu cầu vốn vay mượn giữa các ngân hàng lên cao. Trong khi đó, lãi suất là một phản ánh về “độ nóng” của những nhu cầu đó.

Nhưng trong tuần nói trên, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND lại tiếp tục xu hướng giảm, đã có từ cuối tháng 3 đầu tháng 4 vừa qua.

Cụ thể, lãi suất giao dịch bình quân bằng VND có xu hướng giảm so với tuần trước đó ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là các kỳ hạn ngắn (qua đêm, 1 tuần, 2 tuần và không kỳ hạn). Mức giảm của các kỳ hạn từ 0,06% - 0,30%/năm. Lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng không đổi; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại (1, 3 và 12 tháng) tăng nhẹ so với lãi suất bình quân tuần trước.

Lãi suất kỳ hạn qua đêm bình quân ở mức 6,84%/năm, giảm 0,06%/năm so với tuần trước. Lãi suất bình quân các kỳ hạn từ 1 tuần đến 1 tháng đều ở mức dưới 10%/năm; lãi suất các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng tương đối cao (khoảng 11%/năm và 12%/năm), tuy nhiên doanh số phát sinh với các kỳ hạn này không lớn.

Xu hướng giảm đó tiếp tục thể hiện đầu tuần này, khi dữ liệu ngày 26/4 ghi nhận lãi suất liên ngân hàng, ngoài kỳ hạn qua đêm giữ nguyên 6,84%/năm, đều giảm khá mạnh ở các kỳ hạn, giảm từ 0,08% tới 1,37%/năm (mạnh nhất ở kỳ hạn 6 tháng) so với bình quân tuần trước.

Như vậy, về lãi suất, một phần lo ngại từ suy tính nói trên có thể loại trừ. Tuy nhiên, điều này cần tiếp tục được kiểm chứng ở kết quả giao dịch trong những tuần tới.

Riêng với tổng doanh số giao dịch, nếu diễn biến tăng mạnh đó nối tiếp và thành xu hướng, thì lo ngại về hiện tượng lạm dụng vốn trên thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) có thể đặt ra. Nhưng sự lạm dụng này, nếu có, khó quá đà khi chịu một ràng buộc ở thực tế huy động vốn ở thị trường 1 (từ các tổ chức kinh tế và dân cư).

Mới đây Ngân hàng Nhà nước đã phát đi “thông điệp” sẽ thanh tra các tổ chức tín dụng có tỷ lệ vốn huy động trên thị trường 2 lớn hơn 20% vốn huy động trên thị trường 1.

Lãi suất bình quân thị trường liên ngân hàng tuần từ 16 - 22/4/2010(đơn vị: %)
 Qua đêm1 tuần2 tuần1 tháng3 tháng6 tháng12 thángKKH
VND6,847,468,029,5810,9912,0011,002,12
USD0,360,640,540,830,780,583,50 

(Theo Minh Đức // Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Vay ngoại tệ, cần tính đến nguồn trả nợ
  • Khung tài chính quốc tế quanh bức tranh kinh tế toàn cầu mới nổi
  • Lãi vay giảm : Cơ hội triển khai dự án
  • Tăng vốn điều lệ các NHTM - Cuộc đua vượt “cửa tử”
  • Ít doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay từ nguồn chính thức
  • Chuyên gia dự đoán dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ tăng
  • Khơi dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản: Cần cụ thể hóa các thế mạnh
  • Standard Chartered Bank: Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang được cải thiện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!