Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế quý 1-2010: Phục hồi nhanh nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ

“Nền kinh tế tiếp tục được phục hồi với tốc độ tăng trưởng cao hơn nhiều so với thời gian cùng kỳ năm ngoái, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ”, là nhận định về tình hình thực hiện KT-XH cả nước trong quý 1-2010 của các đại biểu Quốc hội và bộ, ngành trung ương trong phiên họp toàn thể lần thứ 9 của Ủy ban Kinh tế Quốc hội tại TPHCM vào ngày 26-4.

Theo phân tích của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giá trị sản xuất công nghiệp cả nước trong quý 1-2010 tăng 13,6% (kế hoạch đề ra là 12%), giá trị sản xuất ngành xây dựng tăng 17,4%; giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản tăng 5,8%; dịch vụ tăng 6,6%.

Tuy nhiên, nhiều đại biểu cảnh báo: bội chi ngân sách, xuất khẩu đạt thấp trong khi nhập khẩu tăng mạnh gây tác động xấu đến cân đối ngoại tệ và dự trữ ngoại hối. Nhiều dự báo chưa chính xác, thậm chí quá chênh lệch so thực tế, nên việc đề ra các giải pháp chưa đạt hiệu quả cao.

Một số đại biểu là doanh nghiệp cho rằng, với lãi suất nội tệ cho vay khá cao nhiều doanh nghiệp chuyển sang vay ngoại tệ với lãi suất thấp hơn. Nhưng do chênh lệch lãi suất cao, nên có đơn vị buôn bán ngoại tệ lòng vòng để kiếm lời. Nếu doanh nghiệp không vay được vốn trong quý 1-2010 thì sang quý 2-2010, hoạt động sản xuất kinh doanh càng khó khăn hơn. Trong khi đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đăng ký mới và tăng thêm đạt thấp.

Do vậy, nhiều đại biểu kiến nghị, đi đôi với giảm lãi suất ở các ngân hàng cho phù hợp, Nhà nước cần quản lý chặt chẽ giá cả; có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp (giải phóng mặt bằng, tiêu thụ sản phẩm nội địa, đào tạo tay nghề cao cho người lao động, xây dựng chương trình quốc gia về ngành công nghiệp phụ trợ…); lập lại kỷ cương tài chính và có chính sách về tiền tệ, lãi suất, tỷ giá thật linh hoạt, ổn định; sớm công bố lộ trình tái cấu trúc nền kinh tế và lộ trình tăng giá các ngành thiết yếu như điện, nước, xăng dầu…

Nhiều đại biểu khẳng định, để bảo đảm 3 mục tiêu lớn phát triển KT-XH năm 2010 (chống suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội), bản thân các cơ quan Chính phủ phải tăng cường phối hợp để đề ra chính sách đồng bộ, kịp thời và nhất quán.

(Theo T.Sơn // SGGP Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chọn kênh đổ vốn
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng: Tăng cao nhưng khó quá đà
  • Vay ngoại tệ, cần tính đến nguồn trả nợ
  • Khung tài chính quốc tế quanh bức tranh kinh tế toàn cầu mới nổi
  • Lãi vay giảm : Cơ hội triển khai dự án
  • Tăng vốn điều lệ các NHTM - Cuộc đua vượt “cửa tử”
  • Ít doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay từ nguồn chính thức
  • Chuyên gia dự đoán dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ tăng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!