Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

IMF cảnh báo nguy cơ tăng trưởng “nóng” ở châu Á

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cảnh báo các nền kinh tế châu Á có nguy cơ bị “nóng quá mức”, áp lực lạm phát và rủi ro “nổ bong bóng” ngày càng cao.

Ảnh chỉ có tính minh họa

Trong báo cáo toàn cảnh kinh tế khu vực châu Á-Thái Bình Dương công bố mới đây, IMF cho rằng “thách thức lớn nhất trong ngắn hạn” của các nền kinh tế châu Á là “bình thường hóa các chính sách thuế khóa và tiền tệ”. Trong cuộc họp báo ở Thượng Hải, Anoop Singh, Giám đốc Ban châu Á-Thái Bình Dương của IMF nói, Trung Quốc cũng như các nền kinh tế khác trong khu vực cần phải tránh nguy cơ luồng vốn đổ vào tạo ra tăng trưởng cao rồi sau đó lại rơi vào suy thoái.

Triển vọng kinh tế tốt và sự chênh lệch ngày càng lớn về lãi suất so với các nước phát triển là những yếu tố thu hút nguồn vốn tại khu vực châu Á. Thế nhưng, chính việc luồng vốn đổ vào quá nhanh và kéo dài có thể gây bất ổn tài chính và kinh tế vĩ mô tại một số nước, dẫn đến  kinh tế dễ bị tổn thương và không loại trừ khả năng đảo chiều đột ngột.

Tuần trước, IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của châu Á là 7,1% cho các năm 2010 và 2011, trong khi đó, theo giới chuyên gia, năm nay, châu Á chỉ đạt tăng trưởng trung bình khoảng 6,9% và năm tới là 7%.

Mặc dù vậy, IMF cảnh báo rằng các nền kinh tế châu Á dựa chủ yếu vào xuất khẩu vẫn dễ bị tổn thương hơn so với các nước phương Tây là những quốc gia có tốc độ phục hồi chậm đồng thời kêu gọi chính phủ các nước châu Á giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu và thúc đẩy tiêu thụ trong nước.

Các chuyên gia kinh tế của IMF cho rằng điều quan trọng là phải thực hiện cải tổ nâng cao năng suất và sức cạnh tranh của lĩnh vực dịch vụ. Về tiền tệ, IMF nhấn mạnh nguy cơ lạm phát ngày càng lớn kể từ đầu năm 2010 ở nhiều quốc gia châu Á và Việt Nam cũng đang chịu áp lực lớn về vấn đề này.

Nhìn trong toàn khu vực, IMF cho rằng các nhà hoạch định chính sách ở châu Á cần chống lại việc tích tụ các mất cân đối và nguy cơ “bong bóng” trên thị trường bất động sản do “dư thừa phương tiện thanh toán”. Một trong những biện pháp là điều chỉnh linh hoạt hơn tỷ giá hối đoái. Việc nâng cao tỷ giá hối đoái giúp ngăn ngừa các luồng vốn ngắn hạn. Nếu không nâng tỷ giá thì các cơ quan phụ trách tiền tệ sẽ phải tốn nhiều công sức rút bớt những thanh khoản dư thừa trên thị trường và áp lực của những khoản vốn dư thừa này vẫn rất cao, dẫn đến nguy cơ thúc đẩy lạm phát.

Châu Á là khu vực sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và hiện đang có tỷ lệ tăng trưởng cao, trở thành động lực lôi kéo sự phục hồi kinh tế thế giới. Thành công này nhờ vào một loạt biện pháp như chi ngân sách, bơm tiền vào nền kinh tế, hạ lãi suất thu hút vốn nước ngoài để đẩy mạnh đầu tư, mở rộng chính sách tín dụng, phát triển thị trường địa ốc... 

Theo IMF, đã đến lúc châu Á phải có những điều chỉnh thích hợp, vừa không làm tổn hại đến xu hướng phục hồi còn rất mong manh, nhưng đồng thời không phải đối mặt với những nguy cơ lạm phát bùng phát và khủng hoảng tái diễn./.

(Theo Phương Linh // Tin Chính phủ)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • “Rất khó cho đồng USD tiếp tục mất giá so với VND”
  • Kinh tế quý 1-2010: Phục hồi nhanh nhưng còn tiềm ẩn nguy cơ
  • Chọn kênh đổ vốn
  • Doanh số giao dịch liên ngân hàng: Tăng cao nhưng khó quá đà
  • Vay ngoại tệ, cần tính đến nguồn trả nợ
  • Khung tài chính quốc tế quanh bức tranh kinh tế toàn cầu mới nổi
  • Lãi vay giảm : Cơ hội triển khai dự án
  • Tăng vốn điều lệ các NHTM - Cuộc đua vượt “cửa tử”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!