Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp vượt “bão” lạm phát

Làm sao để đối phó với lạm phát vẫn là vấn đề làm mất ăn mất ngủ nhiều ông chủ doanh nghiệp.

Tại một cuộc họp mới đây bàn về các biện pháp đối phó với lạm phát của doanh nghiệp, Tiến sĩ Đinh Thị Mỹ Loan, Tổng thư ký Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam đã dẫn ra một câu nói được coi như triết lý sống còn của các doanh nghiệp hiện nay: “Sống không phải (chỉ) sống sót qua cơn bão, mà sống để được nhảy múa trong cơn mưa”. Ý của bà Loan là để đối phó với lạm phát, các doanh nghiệp phải bắt đầu từ việc thay đổi tư duy nhận thức, coi lạm phát là lửa thử vàng, để không chỉ vượt qua nó mà còn có thể đàng hoàng đứng vững.

Chống lạm phát từ bên trong doanh nghiệp

Là một trong những nạn nhân “kép” của bão giá khi vừa phải chịu áp lực lãi suất ngân hàng cao, vừa khó thu hồi vốn đầu tư, ông Nguyễn Thanh Hoàn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công trình ngầm (Vinavico) cho biết, từ đầu năm đến nay, doanh thu của Công ty giảm nghiêm trọng. Theo dự kiến, năm nay Công ty sẽ tiến hành thi công 16 dự án với doanh thu là 1.200 tỷ đồng. Nhưng vì không có vốn nên một số dự án đã phải cắt giảm, và doanh thu buộc phải điều chỉnh xuống chỉ còn 800 tỷ đồng - giảm 33% so với mục tiêu ban đầu.

“Lúc nào trong đầu tôi cũng đau đáu câu hỏi: “Vốn ở đâu ra” - vị Giám đốc này chia sẻ. Không thể trông cậy vào nguồn vốn ngân hàng lúc này, bởi lãi suất cao và khó tiếp cận, nên “lên sàn” là lựa chọn có vẻ như hợp lý nhất đối với Vinavico lúc này. “Hiện 4 đơn vị của Vinavico đã là công ty đại chúng. Mục tiêu của chúng tôi trong đợt lên sàn này là để huy động vốn trong thời điểm thích hợp”, ông lý giải. Tuy nhiên, với việc thị trường chứng khoán đang giảm sâu như hiện nay và nhiều nhà đầu tư đang rời bỏ thị trường thì việc “lên sàn” để huy động vốn của Vinavico xem ra cũng chẳng hề đơn giản.

Gốc rễ của vấn đề mà Vinavico đang gặp phải trong lúc khó khăn này chính là phải làm thế nào để nhân viên không có tư tưởng chán việc; quản lý tốt để đảm bảo năng suất lao động và không thất thoát nguyên vật liệu. Phương án được đề ra là dẫu có khó khăn đến đâu, các công trình khác có thể bị cắt giảm nhưng lương của cán bộ nhân viên thì không. Ngoài việc bán cổ phần để người lao động được làm chủ và yên tâm lao động sản xuất, ông Hoàn còn cho thực hành “văn phòng điện tử” để cắt giảm tối đa chi phí lao động. Trên thực tế, Vinavico đã giảm được 60-70% chi phí gián tiếp kể từ khi áp dụng mô hình văn phòng điện tử. “Người lãnh đạo cần thay đổi tư duy chống lạm phát từ bên trong doanh nghiệp, tức nâng cao năng lực cạnh tranh, hiệu quả sản xuất chứ không chỉ chăm chăm xem bên ngoài giá cả tăng ra sao, tiền mất giá thế nào để ứng phó. Cần có những giải pháp mang tính dài hạn như tập trung đào tạo con người, nâng cao hiệu quả sản xuất… để hạn chế nhập khẩu. Đó là kinh nghiệm chống lạm phát bền vững nhất mà tôi học được từ những người Nhật”, ông Hoàn tổng kết.

Mua tận gốc, bán tận ngọn

Đại diện Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho biết, mặc dù mức tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ từ đầu năm đến nay của Việt Nam là khá cao nếu nhìn vào con số đơn thuần (khoảng 605,608 nghìn tỷ đồng, tăng 22,7% so với cùng kỳ) nhưng mức tăng trưởng thực chất chỉ còn khoảng 7,6% sau khi đã trừ đi lạm phát. Nhìn nhận dưới góc độ của người đại diện cho các nhà bán lẻ tại Việt Nam, TS Đinh Thị Mỹ Loan đã không dưới 2 lần nhắc đến cụm từ “muối mặt”. Bởi lẽ, khi giá cả leo thang thì các nhà bán lẻ thường là những người đầu tiên phải đối diện trực tiếp với sự khó chịu và phản ứng của người tiêu dùng. Do đó, nhiệm vụ chống lạm phát của doanh nghiệp không thể thiếu sự cảm thông. Theo bà Loan, nhà bán lẻ phải tạo được lòng tin ở khách hàng. Trước hết là phải giáo dục cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên bán lẻ tuyến đầu để họ có thể truyền tải được tốt nhất thông điệp rằng, bằng cách nào mà các nhà bán lẻ đang cố gắng giữ cho giá cả xuống thấp (ví dụ như đàm phán với nhà cung cấp…) và tại sao giá cả lại chưa kiểm soát được.

Từ góc độ doanh nghiệp, đại diện các nhà bán lẻ cho biết, thu hẹp hoạt động, thận trọng trong đầu tư mới là sự lựa chọn tiên quyết trong thời điểm này. Ngoài các chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn để thu hút khách hàng thì các siêu thị chủ động liên kết cho ra đời các nhãn hàng riêng với tiêu chí rẻ hơn, phù hợp hơn cho người tiêu dùng thu nhập thấp. Trong tháng 5, siêu thị Big C đã cho ra đời nhãn hàng riêng mang chính tên của siêu thị mình. Chia sẻ với báo giới, ông Pascal Billaud, Tổng giám đốc Big C, khẳng định, dòng sản phẩm Big C có chất lượng tương đương với các thương hiệu cùng loại đang dẫn đầu trên thị trường nhưng giá bán thấp hơn 15-30%. Trước nhãn hiệu này, Big C cũng đã tung ra khoảng 250 mặt hàng riêng, do Trung tâm Sản xuất thực phẩm tươi sống Big C chế biến... TS Đinh Thị Mỹ Loan đánh giá đây là một hướng đi mới có hiệu quả cao trong việc chống lạm phát của doanh nghiệp bán lẻ.

Trong khi các nhà bán lẻ đang ra sức tung ra các mặt hàng riêng, thì ông Đỗ Hồng Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Giống gia cầm Ba Vì lại chọn cho mình một hướng đi khác. Là một nhà cung cấp các sản phẩm từ chăn nuôi, ông không thể chọn giải pháp tiết kiệm chi phí bằng cách tiết kiệm điện như các doanh nghiệp khác bởi những đàn gà, vịt của ông vẫn cần phải sử dụng điện 24/24h. Để có thể giảm chi phí đầu vào, ông chọn giải pháp “mua tận gốc, bán tận ngọn”: mua hàng trực tiếp từ những người nông dân và bán hàng trực tiếp ra thị trường, không qua các khâu trung gian. Điều này đã giúp cho doanh nghiệp của ông không những không bị đội chi phí đầu vào mà còn bán ra thị trường các sản phẩm có giá rẻ hơn; chủ động quản lý được cung - cầu.

Phương pháp bán hàng chủ động này cũng được ông Bùi Tường Anh, Chủ tịch HĐTV Công ty Concentti đồng tình và tán thưởng. Ông Anh cho rằng, trong bối cảnh lạm phát hiện nay, các doanh nghiệp nhỏ và vừa càng nên tranh thủ phương thức bán hàng chủ động - cũng là phương thức cơ cấu lại công ty để góp phần hạn chế ảnh hưởng của tình trạng thiếu vốn. Khi thời kỳ “đói vốn” qua đi, công ty sẽ có sức cạnh tranh mạnh hơn, đủ khả năng cạnh tranh để tồn tại và phát triển.

(Doanh Nhân)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tỷ giá USD sẽ về đâu?
  • Lãi suất chưa thể giảm trong ngắn hạn
  • Ðể vốn cho vay của ngân hàng đến với hộ nông dân
  • Thị trường hối đoái vẫn chưa thật ổn định!
  • Dự báo tỷ giá USD khó tăng trở lại
  • Khóa van tín dụng, bất động sản “liệt”
  • DN niêm yết vẫn trên đà suy giảm lợi nhuận
  • Người vay lao đao vì lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!