Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Eurozone mắc kẹt trong cái bẫy tài chính-kinh tế

Ngay cả khi có Quỹ bình ổn tài chính châu Âu lên tới 1.000 tỷ euro (chứ không phải 750 tỷ như hiện nay), Eurozone vẫn ở bên bờ vực sụp đổ vì các ngân hàng đòi hỏi thanh toán tới 3.000 tỷ euro. 
 

Các gói cứu trợ Hy lạp và Ireland thực chất là trả nợ cho các ngân hàng châu Âu từng cho hai nước này vay và mua trái phiếu chính phủ một cách "khinh suất”.

Chính vì vậy mà giới phân tích cho rằng Khu vực đồng tiền chung euro (Eurozone) vẫn đang có nguy cơ đứng bên bờ vực sụp đổ. Nếu Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, thậm chí cả Italia, cũng sẽ được cứu trợ như Hy Lạp  và Ireland, xem ra Quỹ bình ổn tài chính 1.000 tỷ USD vẫn là không đủ, khi mà các ngân hàng cần được hoàn trả tới 3.000 tỷ USD. 

Giống như Mỹ, những người đóng thuế ở châu Âu cũng phải còng lưng cứu trợ các ngân hàng và các thể chế tài chính khác của châu lục. Chính sách tiền tệ, do Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và giới chủ ngân hàng tạo ra, đang thất bại. Hiện những người đóng thuế phải "giơ đầu chịu báng", trong khi thủ phạm thực sự lại có mặt tại ECB và Nghị viện châu Âu. Các cơ quan hoạch định chính sách này vẫn không có giải pháp nào khác ngoài việc hủy hoại bình ổn xã hội ở Hy Lạp và Ireland để lấy tiền hoàn trả cho các chủ ngân hàng. 

Eurozone, ECB, Liên minh châu Âu (EU) và những người có trách nhiệm đã đẩy châu Âu sa vào một cái “bẫy” tài chính-kinh tế. Đức, cường quốc kinh tế của châu lục, chưa bao giờ muốn “trả giá” cho cả Eurozone lẫn EU. Thêm vào đó, cái giá để cứu trợ đồng euro đắt đến mức nước Đức khó có thể chấp nhận. Bất kỳ khoản cứu trợ nào cũng có thể dẫn tới khả năng không thể hoàn trả nợ cho những nước hiện đang ổn định về tài chính và chi tiền như Đức. Berlin cũng muốn các nước khác cũng phải nỗ lực đóng góp, nhưng khi thấy điều đó là không thể, người Đức không còn muốn cứu trợ nữa và thậm chí còn muốn rời bỏ Eurozone.

Các thị trường trái phiếu châu Âu hiện không thể vận hành nếu ECB không liên tục mua vào. Nhưng sự can thiệp này không phải là giải pháp hữu hiệu bởi bản thân ECB cũng không thể "ôm" hết được tất cả số trái phiếu mà các chính phủ phát hành. Cuộc khủng hoảng nợ công tại một số nước châu Âu hiện chưa được giải quyết và sẽ không được giải quyết bằng các chính sách hiện nay. Một khi Ireland và Hy Lạp từ bỏ đồng euro, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và thậm chí cả Italia cũng có thể bị buộc phải làm như vậy. Điều đó có nghĩa là đồng euro sẽ tiêu vong. Khi đó, các nước này bắt buộc phải thực thi việc kiểm soát tiền tệ và ấn định giá trị đồng nội tệ thấp để tăng sức cạnh tranh. Tiến trình phục hồi sẽ mất 5-10 năm hoặc lâu hơn nữa. Các nước sẽ trở lại dùng đồng tiền mới, tái thiết các nền kinh tế và thị trường. Chu kỳ mới sẽ lại bắt đầu.

Phương án hiện đang được theo đuổi là vô tác dụng. Châu Âu phải cần ít nhất là 3.000 tỷ USD để cứu trợ Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Italia, trong khi sự kiên nhẫn của Đức, Pháp, Hà Lan và Áo đang dần dần cạn kiệt. Sẽ chẳng có gì thay đổi ở Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italia hay Hy Lạp. Các nước này sẽ chẳng bao giờ theo kịp Bắc Âu về sự nghiêm túc trong công việc và tính kỷ luật, do vậy sẽ không bao giờ đủ sức cạnh tranh. Các nước EU sẽ buộc phải phá giá đồng tiền dưới hình thức cắt giảm lương, mục tiêu là tăng sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu.

Khốn nỗi, những cắt giảm này lại quá sâu và quá đột ngột. Liệu pháp sốc thường rất đau đớn và hiếm khi mang lại những kết quả mong muốn. Người ta từng hy vọng rằng chỉ sau một đêm, Hy Lạp và Ireland sẽ cân bằng được ngân sách cũng như không có lý do gì để vay nợ thêm, trong khi ECB mua các loại trái phiếu chính phủ đầy rủi ro. Ai sẽ là người phải gánh chịu những tổn thất này? Tất nhiên là toàn bộ người dân của Eurozone.

Điều quan trọng là người ta cần hiểu khái niệm "vỡ nợ nhà nước” tại châu Âu" và việc không có khả năng cứu trợ các ngân hàng bởi vì có in thêm tiền cũng không đủ để cứu trợ. Mặt trái là lạm phát, siêu lạm phát và giảm phát. Hậu quả là sẽ chẳng còn mấy người tin vào các ngân hàng. Điều đó dẫn đến việc các hợp đồng hoán đổi nợ xấu (CDS) có liên quan đến 25 ngân hàng và các công ty bảo hiểm tiếp tục tăng lên. Điều đó có nghĩa là lòng tin tiếp tục giảm sút và đồng euro có khả năng biến mất trên bản đồ kinh tế châu Âu.

Việt Phương (theo Global Study)//Tầm Nhìn

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!