Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gia hạn tất toán, đóng tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài: Ngoài ý muốn!

Đây là ý kiến của Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN - ông Đinh Nho Bảng, về việc NHNN vừa ra ban hành thông tư số 17/2010/TT-NHNN quyết định lần thứ hai lùi thời hạn tất toán và đóng cửa tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài cho các DN tới hết ngày 31.7, thay vì ngày 30.6 như quy định trước đó.

Ông Đinh Nho Bảng cho rằng, điều này là nằm ngoài ý muốn của cả hai bên- cả phía DN và phía cơ quan quản lý là NHNN.

Doanh nghiệp: Chưa đủ vốn

Theo Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, việc chưa tất toán và chưa đóng tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài nằm ngoài ý muốn của DN thể hiện ở chỗ: Trước đây, khi thực hiện nghiệp vụ huy động tiết kiệm vàng từ dân, các NHTM được phép bán tối đa 30% số vàng huy động này để chuyển thành vốn VND và cho vay lấy lãi. Lượng vàng đã được bán đi này được cân bằng bằng cách các NHTM thực hiện mua đối ứng trên thị trường quốc tế qua tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài. Khi có yêu cầu của NHNN về việc phải tất toán trạng thái vàng và đóng cửa các tài khoản vàng nước ngoài này, các NH phải bán vàng trên tài khoản đi và mua lại vàng ở trong nước để trả lại số vàng huy động đã bán trước đó.

Thời gian qua, đã có nhiều đơn vị thực hiện yêu cầu của NHNN là tất toán trạng thái và đóng cửa tài khoản kinh doanh vàng tại nước ngoài này. Tuy nhiên, tới 30.6, theo số liệu của Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, ngoài NH Á Châu (ACB) thì còn vài DN nhỏ nữa với số dư trong tài khoản không nhiều như ACB.

Trao đổi với Báo Lao Động, đại diện ACB - ông Lý Xuân Hải từ chối bình luận về việc tại sao chưa tất toán, đóng tài khoản vàng nước ngoài cũng như số dư hiện nay vẫn còn trong tài khoản là bao nhiêu. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng VN, số dư này phải đủ lớn để NHNN quyết định gia hạn lần thứ hai thêm một tháng dù chỉ còn lại một DN lớn chưa đóng tài khoản. Bởi theo ông, nếu DN bán vàng quốc tế và mua vào ở thị trường trong nước để cân bằng thì có thể sẽ bị lỗ hoặc không có lợi nhuận (so với mức giá 24-25 triệu đồng/lượng đã bán ra trước đó).

Thời gian qua, giá vàng thế giới đã liên tục lập các kỷ lục mới. Theo báo giá tại Kitco, giá vàng trong phiên giao dịch ngày 30. 6 và 1.7 đứng giá ở mức 1.242 – 1.243 USD/ounce mua vào và bán ra. Tương ứng, giá vàng trong nước quy đổi ở mức cao là 28,5 – 28,6 triệu đồng/lượng. Nếu phải mua vàng trong nước với giá cao như trên thì DN hoàn toàn có thể bù trừ bằng việc bán vàng tài khoản quốc tế cũng với giá cao! Tuy nhiên, theo ông Bảng, giá mỗi lô vàng tùy thuộc vào thời điểm giao dịch của DN. Và việc kinh doanh không có lãi là nguyên nhân khiến DN quyết tâm trây ì.

NHNN: Không thể làm ngay được

Nếu DN tất toán trạng thái và đóng tài khoản kinh doanh vàng ở nước ngoài bị lỗ, đây là rủi ro kinh doanh mà bản thân DN phải chịu. Tuy nhiên, khi các NHTM tham gia hoạt động này bị lỗ và ở mức lớn sẽ ảnh hưởng tới an toàn hoạt động của chính NH đó và tới an toàn của toàn hệ thống NH. “Nên NHNN phải tiếp tục gia hạn là điều cần thiết và hợp lý”, ông Bảng nói.

Tuy nhiên, theo ông Bảng, việc gia hạn đi gia hạn lại mãi quả thực là không hay, nhất là với hiệu quả quản lý của cơ quan nhà nước. “Việc gia hạn lần này chứng tỏ điều còn tồn tại mà không thể giải quyết trong ngày một ngày hai”, đại diện Hiệp hội Vàng VN nói.

Điều bất cập mà trước đó đã được bàn thảo nhiều, theo ông đại diện Hiệp hội Kinh doanh vàng VN là kể từ khi sàn vàng đầu tiên chính thức đi vào hoạt động (của ACB ngày 25.5.2007), Chính phủ đã giao NHNN thảo quy chế quản lý sàn vàng để các đơn vị này hoạt động trong khuôn khổ. Nhưng sau gần 3 năm vẫn không ra được quy chế. “Cái đó là lỗi ở cơ quan quản lý nhà nước”, ông khẳng định. Trong khi kinh doang vàng tài khoản quốc tế đã hoạt động ở rất nhiều nước.

Thêm vào đó, sau khi đóng cửa sàn vàng, nhiều DN chuyển qua các hoạt động kinh doanh khác trong đó có kinh doanh sàn bạc- mô hình như sàn vàng. Dù không có giá trị và tác động nhạy cảm nhiều như vàng nhưng những mô hình kinh doanh na ná như sàn bạc và đồng, chì, kẽm hay các loại hàng hóa khác (không bị pháp luật cấm) sau này cũng đến lúc cần có quy định cụ thể để hoạt động thay vì tự phát và hoạt động ngoài hành lang pháp lý. Còn cơ quan quản lý thì chạy theo thực tiễn, và khi không quản lý được thì buộc đóng cửa.

( Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhà cho người bắt đầu lập nghiệp: Cầu tăng nhanh, ba năm nữa mới đủ cung
  • Trung Quốc có tránh được khủng hoảng nhà đất theo kiểu Mỹ đã làm?
  • Giám sát cho vay bất động sản: có bớt bong bóng?
  • Tính hai mặt của vay ngoại tệ
  • Mức giá kỷ lục mới của vàng nói lên điều gì?
  • Chiến thuật tiền tệ cực kỳ vị kỷ của Trung Quốc
  • Chuyện quản lý: Ðẩy nhanh tiến độ các dự án ODA
  • Kitco phân tích ngưỡng cản, hỗ trợ của ba kim loại vàng bạc đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!