Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Giá hợp lý” ngoại tệ là bao nhiêu?

Động thái ra tay chấn chỉnh các giao dịch ngoại tệ tự do đã có những tác dụng tốt: tỉ giá phi chính thức sụt xuống, sát gần hơn tỉ giá ngân hàng.

Tuy nhiên, lại nảy sinh một vấn đề mà trước đó Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chưa dự liệu phương án xử lý: người dân sẽ đến địa chỉ nào để đổi ngoại tệ cho các nhu cầu hợp pháp của mình khi “chợ đen” đóng cửa?

Trên website NHNN, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối Nguyễn Quang Huy nói: “Theo quy định, khi người dân cần ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu hợp pháp như công tác, học tập, chữa bệnh... ở nước ngoài thì có thể đến ngân hàng để mua. Trên cơ sở hồ sơ, chứng từ hợp lệ, các ngân hàng sẽ bán ngoại tệ tùy thuộc vào khả năng để đáp ứng các nhu cầu hợp pháp của cá nhân”. Ý kiến đó là đúng về... lý thuyết nhưng thực tế nhiều người dân đã đến hàng chục ngân hàng, xuất trình vé máy bay và các chứng từ chứng minh nhu cầu ngoại tệ hợp pháp song vẫn không được đáp ứng...

Ai cũng biết mua được ngoại tệ tại ngân hàng theo tỉ giá quy định là một điều lý tưởng, song để thực hiện điều đó cực khó nên người dân mới phải tìm ra “chợ đen” với tỉ giá cao hơn. Chấp thuận bỏ “chợ đen” để vào ngân hàng cho lành mạnh (và có lợi), thế nhưng người dân lại bất ngờ với giải thích của đại diện NHNN khi cho rằng “việc thực hiện giao dịch ngoại tệ tiền mặt cũng làm phát sinh nhiều chi phí cho các ngân hàng, như chi phí xuất nhập khẩu ngoại tệ tiền mặt, chi phí kiểm đếm, bảo quản, bảo đảm an toàn, chi phí do đọng vốn...”.

Như vậy có thể khẳng định ngoại tệ không thiếu! Người dân khó mua có lẽ chỉ vì chưa rõ các loại chi phí hoán đổi ngoại tệ mà đại diện NHNN liệt kê sẽ do ai chi trả: Người dân hay ngân hàng? Có vẻ như phần thiệt lại thuộc về người dân khi đại diện NHNN nói rằng “NHNN đang cân nhắc một số giải pháp để tạo điều kiện cho cá nhân có thể mua được ngoại tệ tiền mặt tại ngân hàng với giá hợp lý”.

Quyết định điều chỉnh tỉ giá một tháng trước đây được giải thích rằng để “hợp thức hóa tỉ giá thực tế”. Neo theo đó, cộng với tính đủ chi phí, các ngân hàng thương mại niêm yết mỗi USD bán ra khoảng 20.890 đồng. Nay sau khi “chợ đen” đóng cửa, lẽ ra NHNN phải yêu cầu (bằng thông tư) để buộc các ngân hàng bán đủ ngoại tệ cho dân theo giá niêm yết chứ không phải “tùy thuộc vào khả năng” hay “giá hợp lý”. NHNN càng không thể “bật đèn xanh” cho tính phí để rồi chính các ngân hàng thương mại lại thành “chợ đen” thứ hai?!

(Pháp luật TP HCM)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nói và Làm: Phố ngoại tệ đóng, cửa ngân hàng chưa mở
  • Thắt chặt chi tiêu công : Bài học từ EU
  • Lãi suất tăng cao, số dư tiền gửi bằng đồng Việt Nam vẫn giảm
  • Bão giá lương thực thật ra là khủng hoảng USD?
  • Lãi suất USD tăng, lợi ích nền kinh tế giảm
  • Doanh nghiệp chật vật với phụ phí hàng hải
  • Ngân sách bội thu ngoài dự liệu
  • Dự án bất động sản: Gói ghém để qua cơn khó
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!