Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tài chính ngân hàng - Lợi nhuận ngân hàng khó về đích đúng hẹn

Tăng trưởng tín dụng có dấu hiệu giảm dần, khiến việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng khó về đích đúng hẹn. So với 3 tháng trước, hiện chi phí huy động đầu vào của các ngân hàng đã giảm mạnh theo chiều hướng đi xuống của lãi suất cơ bản, chỉ còn 10%/năm.

Thế nhưng, do tình hình kinh tế còn khó khăn, DN chưa mặn mà với việc vay vốn để mở rộng sản xuất, kinh doanh, do đó, tăng trưởng tín dụng của nhiều ngân hàng đang có dấu hiệu giảm sút, khiến kế hoạch lợi nhuận khó trở thành hiện thực.

Kết thúc 11 tháng đầu năm 2008, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thu về hơn 1.100 tỷ đồng lợi nhuận so với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế đã được điều chỉnh so với kế hoạch đưa ra hồi đầu năm là 1.500 tỷ đồng. Thế nhưng, theo Chủ tịch HĐQT Đặng Văn Thành, Sacombank chỉ có thể đạt mức lợi nhuận 1.200 tỷ đồng khi năm tài chính 2008 kết thúc.

Chỉ tiêu lợi nhuận trong năm tới của Sacombank cũng dự kiến không cao hơn so với năm nay. Với Ngân hàng TMCP Đông Á (DongA Bank), sau 11 tháng hoạt động, thu về 627 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch đề ra đầu năm là 700 tỷ đồng. Nếu so với chỉ tiêu đầu năm, thì đích lợi nhuận của DongA Bank đang rất gần, nhưng lãnh đạo DongA Bank cho biết, kế hoạch lợi nhuận của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn, do lợi nhuận từ các công ty trực thuộc không còn khả quan như năm trước.

Tuy nhiên, với kế hoạch lợi nhuận 700 tỷ đồng, DongA Bank sẽ cố gắng hoàn tất và nhiều khả năng sẽ về đích khi tháng 12/2008 kết thúc. Trong tổng số 627 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế thu về trong 11 tháng đầu năm của DongA Bank, Tổng giám đốc DongA Bank Trần Phương Bình cho biết, doanh thu từ dịch vụ chiếm khoảng 105 tỷ đồng; lãi từ kinh doanh 300 tỷ đồng; phần còn lại là lãi từ triển khai tín dụng. Hiện DongA Bank đang đẩy mạnh tín dụng, nhưng thực tế cho vay ra không còn dễ như trước, khiến nguồn thu từ tín dụng khó tăng trưởng.

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) cũng là một trong những đơn vị đã đạt được mức lợi nhuận trước thuế đều đặn trong 11 tháng qua. Năm nay, Eximbank đặt kế hoạch đạt 1.300 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và không điều chỉnh chỉ tiêu lợi nhuận đã xây dựng hồi đầu năm. Thế nhưng, một tháng trở lại đây, Eximbank đã từ chối công bố thông tin về lợi nhuận.

Đặc biệt, trước thực trạng nhiều khách hàng vay vốn từ tín dụng đen để tất toán các hợp đồng chưa đến kỳ đáo hạn để được vay lại với lãi suất rẻ hơn, đang khiến ngân hàng càng thêm lỗ. Trong khi đó, nhiều hợp đồng tiền gửi dài ngày lãi suất trên dưới 18%/năm hiện vẫn chưa đến thời điểm tất toán. Đồng thời, do vướng quy định trần lãi suất đã phần nào làm các ngân hàng e ngại trong cho vay ra. Khó khăn tiếp nối chồng chất, khiến việc hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận của các ngân hàng khó về đích đúng hẹn.

Ngoài những ngân hàng buộc phải điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận, vẫn có những ngân hàng giữ nguyên chỉ tiêu lợi nhuận đề ra đầu năm và đạt được mức khả quan. Cụ thể, với kế hoạch đạt 2.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm nay, ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, Ngân hàng vẫn giữ nguyên chỉ tiêu này. Kết thúc 10 tháng đầu năm 2008, ACB đã thu về 1.171 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.

Ông Ngô Đức Hưởng, Tổng giám đốc LienViet Bank cho biết, tính đến nay, Ngân hàng đã đạt khoảng 500 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế so với kế hoạch cho năm đầu hoạt động đưa ra lúc ban đầu là 160 tỷ đồng. Sở dĩ LienViet Bank có sự đột phá trên, theo giải thích của ông Hưởng, là do Ngân hàng tham gia thị trường sau (đầu 2008), nên đã thấy trước được những rủi ro. Ngoài ra, LienViet Bank cũng thu được nguồn lợi không nhỏ từ việc cho vay vốn qua thị trường liên ngân hàng trong 2 quý đầu năm nay.

( Theo Vân Linh // Báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Góc nhìn Đầu Tư - Điều hành là yếu tố số 1
  • Sinh lãi với cổ phiếu nào?
  • Điều hành là yếu tố số 1
  • Chậm giải ngân vốn FDI
  • Chuyện không có gì mới
  • Kém hấp dẫn
  • Vốn ODA cho công nghệ thông tin: Chậm và lúng túng
  • “Chính sách tiền tệ của Việt Nam đang đi đúng hướng”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!