Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm rủi ro cho ngân hàng : Cần giải pháp tổng thể

Cần tăng cường năng lực thẩm định dự án cho vay, năng lực quản lý rủi ro, năng lực quản lý vốn khả dụng tại các NHTM

 
Cần tăng cường năng lực thẩm định dự án cho vay, năng lực quản lý rủi ro, năng lực quản lý vốn khả dụng tại các NHTM

Gần đây, Thống đốc NHNN đã quyết định giảm tỷ lệ lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đối với các NHTM. Vậy chính sách này là cần thiết và cần gì thêm nữa ?

Theo số liệu điều tra và đánh giá của giới chuyên gia kinh tế, nếu nhìn về quá khứ và hiện nay, hệ thống NHTM VN khá dễ tổn thương.

Dễ tổn thương

Một trong những điểm đáng chú ý ở  khu vực  ngân hàng là sự tăng trưởng có phần mất cân đối trong nhiều năm. Sự mất cân đối này cần được nhìn nhận cả trên phương diện vĩ mô và vi mô. Như một vòng xoáy, khu vực tài chính tiền tệ tăng trưởng quá mức đưa đến cả nền kinh tế (vĩ mô và vi mô) vào rủi ro, dễ tổn thương hơn trước các cú sốc.

Tăng trưởng tài sản và tăng trưởng tín dụng quá nóng của khu vực ngân hàng trong thời gian gần đây cũng có thể coi là vấn đề rủi ro: Đầu năm 1990, tín dụng cho nền kinh tế chỉ 17% GDP, năm 2000 ước tỷ lệ này đạt  khoảng 50% GDP. Tuy nhiên năm 2009 con số này đã khoảng 100% GDP... So sánh cho thấy tốc độ tăng trưởng tín dụng hàng năm của VN cao vào loại nhất thế giới; Tốc độ tăng trung bình hàng năm mấy năm qua là 30%; Năm 2007, con số tăng trưởng tín dụng ước khoảng 54% so với 2006 (trong khi số liệu ước tính của WB và IMF và công bố  là khoảng gần 40%); Năm 2008, theo NHNN con số này chỉ là 22% so với 2007. Sáu tháng đầu năm 2009, tốc độ tăng trưởng tín dụng khoảng 17% và như vậy cả năm có thể là 35%.               

Tài sản Có của các NHTM cũng tăng theo tốc độ “nóng” tương ứng, tính trung bình tăng hàng năm khoảng 30% - sự tăng trưởng này cũng đang tạo nên về áp lực đổi hổi NHTM phải đổi mới về quản lý và công nghệ cao hơn trước rất nhiều. Tuy nhiên, trái với tăng trưởng mạnh về vốn, quy mô mạng lưới, hệ thống quản trị trong các NHTM chưa được thay đổi và cải thiện nhiều hay có thể nói là vẫn như cũ. Mức độ tham gia của đối tác nước ngoài vào khu vực ngân hàng trong nước với tư cách là đối tác chiến lược dường như vẫn còn là mới. 

 Nguồn vốn  ngắn là chủ yếu. Số liệu điều tra và ước tính của nhóm các nhà khoa học chỉ ra rằng bảng cân đối tài sản của NHTM VN hiện nay là khá rúi ro (khi vấn đề quản lý thanh khoản hạn chế tại các NHTM): Hiện tại, nếu tính trung bình, ước có khoảng chưa đến 20% nguồn vốn huy động của NHTM  có kỳ hạn trên 1 năm; nguồn có kỳ hạn trên 2 năm ước chỉ chiếm 8% tổng nguồn vốn có ký hạn treen năm. Như vậy, có tới khoảng 80% tổng nguồn vốn huy động của các NHTM là vốn ngắn hạn (dưới 1 năm). Tỷ trọng này phần nào phản ánh trình độ phát triển của thị trường tài chính VN còn ở  mức thấp, các công cụ huy động vốn còn nghèo nàn của khu vực ngân hàng, mức độ tín nhiệm  hạn chế của công chúng vào hệ thống ngân hàng, quan điểm ngắn hạn của nhà đầu tư/ người gửi tiền khi môi trường kinh tế còn nhiều bất trắc... 

Cho vay trung và dài là chính. Cũng số liệu liệu điều tra, khảo sát cho thấy, các NHTM  thời gian gần đây đã đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn. Sơ bộ cho thấy, tính trunh bình toàn hệ thống NHTM, ước tỷ lệ cho vay trung và dài hạn (trên 2 năm) lên tới trên dưới 50% tổng dư nợ.  Nguồn để cho vay trung và dài hạn chủ yếu ở đây là nguồn ngắn hạn. Theo quy định  trước đây, tỷ lệ tối đa  dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn đối với các NHTM là 40%, với các tổ chức tín dụng khác là 30% (năm 2000 tỷ lệ chỉ là 25% sau đó do chính sách nới lỏng tiền tệ nên đã tăng lên) đã tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chính sách này.

Trong một thời gian dài (trước 2008), hình như hệ thống NHTM VN không vướng phải vấn đề gì về cân đối kỳ hạn. Tuy nhiên, từ khi kinh tế suy thoái (2008), vấn đề nổi cộm nhất của khu vực NHTM VN là quản lý thanh khoản. Đầu năm 2008, sau thời kỳ tăng trưởng tín dụng quá nóng từ thời gian trước mà nguồn đầu vào chủ yếu là ngắn hạn tài trợ cho các dự án trung và dài hạn. Thông tin không chính thức cho biết, trong thời kỳ bùng nổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, có NHTM CP đã dường như dốc toàn lực vào bất động sản (số liệu không chính thức cho thấy, cuối năm 2007, có NHTM CP, đã từng đặt mức 70% tổng dư nợ cho bất động sản).

Các nhận định và đánh giá của giới chuyên gia cho rằng, với hệ thống quản lý rủi ro thanh khoản như hiên nay, các NHTM là rất dễ tổn thương trước các cú sốc từ bên ngoài mà việc lấy vốn ngăn hạn quá nhiều để cho vay quá mức các dự án trung và dài hạn (cụ thể là đầu cơ bất động sản) là một sự “căng –cân” quá mức. Thực tế cho thấy, khi NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, một số NHTM đã ngay lập tức rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản và biểu hiện của nó huy động với mọi giá và qua đó đã tạo nên trào lưu “siêu lãi suất” (vào đầu năm 2008) và cũng như đẩy lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên tới 45%/năm. Người ta cũng nhìn thấy rằng, vào thời kỳ này, có NHTMCP đã kê bàn cả ra vệ đường để huy động vốn.

Cần một tổng thể

Ngày 10/8/2009, Thống đốc NHNN đã ban hành Thông tư số 15/2009/TT-NHNN. Theo thông tư này, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn đối với các ngân hàng thương mại là 30%; đối với các Cty tài chính và Cty cho thuê tài chính là 30%; với quỹ tín dụng nhân dân trung ương là 20%. Ý kiến chuyên gia cho rằng quy định này có ý nghĩa giảm rủi ro cho khu vực NHTM và cũng đồng thời là giải pháp thắt chặt tiền tệ, giảm tăng trưởng tín dụng xuống mức 25% so với năm 2008 theo định hướng NHNN đã đưa ra trước đó.

Nhận định của giới chuyên gia cũng cho rằng, về ngắn hạn, quyết định này là phù hợp và rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tăng cường khả năng cho vay trung và dài hạn của NHTM đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế thì lại cần hơn nữa (đang là sức ép lên hệ thống ngân hàng) và cần theo nghĩa bền vững chứ không phải bằng mọi giá. Như vậy tiếp theo với việc giảm tỷ lệ dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn như trên thì về trung và dài hạn cần tăng cường năng lực thẩm định dự án cho vay, năng lực quản lý rủi ro, năng lực quản lý vốn khả dụng tại các NHTM. NHNN có thể đặt ra điều kiện về quản lý của NHTM đối với từng mức (tỷ lệ) dùng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn: ví dụ, NHTM không có hệ thống (bộ máy, nhân lực...) quản lý rủi ro thanh khoản hay quản lý tài sản Nợ -Tài sản có,... thì chỉ được dùng tỷ lệ rất thấp vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn. Các chuyên gia cho rằng, mức 30% vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn trên có thể vẫn là quá cao đối với một vài NHTM vừa mới gia nhập thị trường gần đây và điều kiện môi trường còn khá bất ổn như hiện nay.

(Theo Ths Lê Văn Hinh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!