Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lợi nhuận ngân hàng tìm sự “đồng cảm”

 
Năm 2009 dự báo nhiều ngân hàng thương mại sẽ hoàn thành sớm kế hoạch lợi nhuận.

Ngân hàng có tìm được sự "đồng cảm" khi thu lãi lớn trong khi nền kinh tế và nhiều doanh nghiệp ngành khác khó khăn?

Câu hỏi này đã được đặt ra từ cuối năm 2008, được xem là tế nhị và hiện có những ý kiến khác nhau.

Các ngân hàng có thực sự lãi lớn?

Khá bất ngờ và tưởng như ngoài lề nội dung chính của buổi tọa đàm“Giải pháp tài chính cho doanh nghiệp miền Trung sau khủng hoảng”, do Thời báo Kinh tế Việt Nam phối hợp cùng Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tổ chức cuối tuần qua tại Đà Nẵng, khi một đại diện doanh nghiệp đứng lên đặt vấn đề về sự đồng cảm đó.

Ông Nguyễn Hữu Sia, Phó tổng giám đốc Cảng Đà Nẵng, đưa ra một so sánh: “Qua hai năm suy giảm kinh tế, ngành tài chính - ngân hàng trên thế giới lao đao, phá sản…, nhưng ở Việt Nam ngành tài chính - ngân hàng vẫn hầu hết lãi cao hơn năm trước. Đứng ở góc độ sản xuất như chúng tôi thì rất ghen tị với các ngân hàng”.

Đây không phải lần đầu câu chuyện ngân hàng lãi lớn trong bối cảnh kinh tế khó khăn được đề cập đến. Trước đó, thị trường từng biết đến trường hợp một ngân hàng quốc doanh lớn “bỗng dưng” ngừng cập nhật số liệu lợi nhuận ở những tháng cuối năm 2008, dù trước đó rất đều đặn công bố qua các tháng. Hỏi ra, một nguyên do được nói tới là trong bối cảnh kinh tế suy giảm, nhiều doanh nghiệp ngành khác điêu đứng mà ngân hàng cứ đều đặn báo lãi thì không hay(?).

Tại buổi tọa đàm trên, diễn giả Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), cũng bình luận rằng đó là câu chuyện có vấn đề. Còn ông Nguyễn Đức Hưởng, Tổng giám đốc Ngân hàng Liên Việt (LienVietBank), xem đó là một vấn đề tế nhị.

Ông Bảo lưu ý rằng, khi tiếp cận thông tin về lợi nhuận ngân hàng cần có những phân tích cặn kẽ các yếu tố phía sau những con số. “Thứ nhất, những con số công bố là lãi trước thuế, chưa hoạch toán đầy đủ. Thứ hai, các ngân hàng hầu hết có trên 3.000 tỷ đồng vốn tự có, phải xét đến tỷ suất lợi nhuận...”, ông Bảo nói.

8 tháng đầu năm nay, một số ngân hàng thông báo đã hoàn thành và vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm; một số khác công bố những con số hàng nghìn tỷ đồng lãi. Nhưng như thế có phải là lãi lớn, bởi đó là kết quả của một đơn vị có cả chục nghìn tỷ đồng vốn tự có, tổng tài sản hàng chục nghìn tỷ đồng, hay hàng chục nghìn nhân viên…?

Thông thường, để trả lời, giới phân tích tìm đến những chỉ số tài chính cơ bản như tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) để xem khả năng sinh lời hay đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng; thậm chí có những phân tích “kỹ tính” còn tìm đến hiệu quả lao động của mỗi nhân viên ngân hàng đó… Nhưng việc phân tích này không đơn giản với đại chúng, theo đó không loại trừ có những choáng ngợp khi tiếp cận con số lợi nhuận mà các ngân hàng công bố.

Ở một nhìn nhận khác, Tổng giám đốc LienVietBank cho rằng cần xem xét những nguồn tạo lợi nhuận trước khi đưa ra so sánh, để có thể đồng cảm với nỗ lực kinh doanh của mỗi ngân hàng. Như tại LienVietBank, lãi từ tín dụng chỉ chiếm khoảng 30%, khoảng 70% còn lại có từ thị trường liên ngân hàng, từ các sản phẩm phái sinh. Hay có trường hợp chiếm tới 50% lợi nhuận là nguồn thu từ kinh doanh vàng, đầu tư tài chính…

“Phải nói rằng là ngân hàng có được lợi nhuận thì phải có khách hàng. Tôi cũng là đại diện một ngân hàng có lãi, nhưng khó có ngân hàng nào chỉ huy động và cho vay mà có lãi lớn”, ông Hưởng nói thêm.

Và câu chuyện công bố thông tin

Liên quan đến câu chuyện này, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho biết Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét lại khung pháp lý để làm sao các con số lợi nhuận ngân hàng khi đến công chúng một cách xác thực hơn, rõ ràng và cụ thể hơn.

Hiện có thể thấy việc công bố thông tin hàng tháng về lợi nhuận nói riêng và kết quả kinh doanh nói chung có nhiều khác biệt giữa các ngân hàng. Có trường hợp bên cạnh số liệu lợi nhuận là dữ liệu vốn chủ sở hữu, vốn điều lệ, tổng tài sản, hoặc công bố cụ thể các hệ số ROA, ROE… để dư luận tiếp nhận đầy đủ và thuận lợi. Nhưng có những ngân hàng chỉ công bố con số lợi nhuận đơn thuần, thậm chí “đánh đố” khi chỉ đơn giản một tỷ lệ tăng trưởng so với một thời điểm nào đó.

Tất nhiên, việc cập nhật qua hàng tháng có thể hiểu ở giá trị tham khảo, không bắt buộc; việc tiếp nhận đầy đủ nhất phải chờ đến báo cáo tài chính định kỳ, có kiểm toán và soát xét.

Hiện hầu hết các ngân hàng quốc doanh không có thói quen công bố tình hình hoạt động kinh doanh qua các tháng, quý; khối cổ phần khá đều đặn trong thời gian qua. Ngoài quy định công bố thông tin định kỳ đối với công ty đại chúng, công ty niêm yết, bản thân nhiều ngân hàng cổ phần chủ động trong việc này với những mục đích chính: minh bạch thông tin, trách nhiệm báo cáo với cổ đông và nhà đầu tư, khẳng định hiệu quả hoạt động của mình…

Việc minh bạch thông tin, cập nhật nhanh chóng là điều thị trường mong đợi, và sẽ tốt hơn nếu có sự thống nhất và đầy đủ trong dữ liệu công bố. Trên thực tế đã có trường hợp phải điều chỉnh ở kết quả cuối cùng và gây ảnh hưởng đến lợi ích cổ đông, nhà đầu tư.

(Theo Minh Đức // VnEconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Ngân hàng Credit Suisse: Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,5% vào 2010
  • Các ngân hàng tăng lãi suất huy động:Do thiếu vốn, hay giữ khách ?
  • Đánh giá hiệu quả gói kích thích kinh tế
  • Gói hỗ trợ lãi suất: 91% doanh nghiệp được cứu
  • Đô la Mỹ trước xu thế chuyển dịch quyền lực
  • Nền kinh tế mới nổi không nên trữ nhiều ngoại tệ
  • “Tăng trưởng ngành ngân hàng là một viễn cảnh lạc quan
  • Trái phiếu doanh nghiệp: nhiều có tốt?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!