Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngân hàng TM đầu tư trái phiếu, góc nhìn từ những rủi ro tiềm ẩn

Nền kinh tế được chi phối chủ yếu bởi hệ thống ngân hàng khi phần lớn các doanh nghiệp dựa vào hoạt động vay vốn của các NHTM. Dự nợ tín dụng ngân hàng chiếm xấp xỉ 100% GDP của Việt Nam.

Bên cạnh hoạt động cho vay theo truyền thống, những năm gần đây, các NHTM Việt Nam đã bắt đầu tham gia đầu tư trái phiếu để phân hóa rủi ro và tăng thêm thu nhập.

Hiện tại, đầu tư trái phiếu ở Việt Nam vẫn được coi như một hoạt động an toàn nhưng thực tế thì đầu tư trái phiếu gắn rất nhiều với rủi, đăc biệt là rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất.

  • Rủi ro tín dụng là một trong những rủi ro cơ bản của chứng khoán nợ. Rủi ro tín dụng có thể chia thành:

o Rủi ro không trả nợ hoặc vỡ nợ (Default)

o Rủi ro tăng biên động tín dụng (Credit Spread)

o Rủi ro xuống hạng định mức tín nhiệm

  • Rủi ro lãi suất là một loại rủi ro thị trường phát sinh từ việc lãi suất trên thị trường thay đổi. Về cơ bản, lãi suất thay đổi ngược chiều với giá trị chứng khoán nợ.
  • Rủi ro thanh toán trước
  • Rủi ro thanh toán nhanh
  • Rủi ro tái đầu tư
  • Rủi ro thanh khoản
  • Rủi ro biến động giá của các quyền đi kèm với chứng khoán nợ
  • Rủi ro biến động tỷ giá
  • Rủi ro sự kiến
  • Rủi ro liến quan tới chính phủ nước ngoài

Dựa theo chủ thể phát hành, chứng khoán nợ phân ra 5 loại:

  • Chứng khoán nợ do chính phủ phát hành: Tín phiếu kho bạc, Trái phiếu kho bạc và kỳ phiếu kho bạc
  • Chứng khoán nợ do cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương phát hành
  • Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành
  • Chứng khoán nợ hình thành từ nghiệp vụ chứng khoán hóa
  • Các sản phẩm thị trường tiền tệ

Ở Việt Nam hiện tại chưa có chứng khoán nợ hình thành từ nghiệp vụ chứng khoán hóa. Sản phẩm trên thị trường chủ yếu là chứng khoán nợ do chính phủ phát hành và chứng khoán nợ do cơ quan chính phủ và chính quyền địa phương phát hành (TP. Hồ Chí Minh tiên phong phát hành trái phiếu đô thị), các Ngân hàng Chính sách và Ngân hàng phát triển thường phát hành trái phiếu huy động vốn dưới sự bảo lãnh của chính phủ. Ngoài ra, thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng đang phát triển đặc biệt là kể từ sau năm 2011 trở lại đây.

Theo số liệu thống kê thì thị trường trái phiếu 90% là thuộc về các tổ chức tín dụng , 8% là các cty bảo hiểm , tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài ít (5-6% tổng dư nợ) và hiện tại chúng ta chưa có các nhà đầu tư khác (quỹ hưu trí, các quỹ đầu tư …). Nhu cầu chủ yếu vẫn tập trung vào các kỳ hạn ngắn.

Một vài nét về hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM tại Việt Nam:

 

 

 

Do không có tổ chức xếp hạng tín nhiệm, đường cong lãi suất chuẩn, và khung pháp lý quy định khá lỏng lẻo nên hầu như các NHTM không thực hiện trích lập dự phòng đầu tư trái phiếu (Có trích lập nhưng không đáng kể). Riêng khoản đầu tư trái phiếu doanh nghiệp thì gần như bỏ trống. Theo quy định hiện tại thì nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu không trả được nợ thì thậm chí phải sau 6 tháng trở lên các NHTM mới phải hoạch toán trích lập dự phòng khi coi đó như khoản phải thu. (Còn nếu vẫn xếp vào khoản đầu tư thì có thể bỏ trích lập bởi theo quy định hiện tại, chúng ta không thể tìm được dữ liệu giao dịch của 3 công ty chứng khoán lớn nhất).

Các NHTM vẫn coi trái phiếu chính phủ là hoạt động đầu tư rất an toàn và việc đầu tư vào trái phiếu nhằm dự trữ thanh khoản theo quy định của thông tư 13/19. Nhưng thực tế không hẳn là vậy, việc đầu tư trái phiếu chính phủ vẫn có thể dẫn tới trạng thái thua lỗ nếu lãi suất biến động không như ý (Năm 2008, các nhà đầu tư nước ngoài đã từng phải cắt lỗ ồ ạt trái phiếu chính phủ Việt Nam). Mặc dù trái phiếu chính phủ có thanh khoản rất cao nhưng trong những điều kiện cụ thể, nó cũng có thể không có thanh khoản. Chẳng hạn với lãi suất liên tục tăng cao các trái phiếu dài hạn sẽ có rủi ro lớn và việc chuyển nhượng sẽ gặp khó khăn hoặc phải chiết khấu rất lớn.

Những biến tướng của thị trường trái phiếu chính phủ:

· Các NHTM có thể chuyển lợi nhuận từ ngân hàng ra ngoài thông qua hoạt động mua bán trái phiếu (Thường sẽ thấy Yield chênh lệch rất lớn).

· Để tránh thuế hoặc ghi nhận lợi nhuận, tới kỳ chốt sổ, các NHTM thường thực hiện các giao dịch trái phiếu theo phương thức giao dịch outright và repo qua các sân sau của mình.

Trước đây, trái phiếu doanh nghiệp không được tính vào dư nợ tín dụng và do vậy, khoản mục này thường được các NHTM dùng để lách các khoản cho vay mà không phải trích lập dự phòng như các khoản cho vay. Năm ngoái, các khoản chứng khoán đầu tư của 37 NHTM đã công bố báo cáo BCTC tăng 9,7%.

Theo quy định hiện hành, đất thuê 50 năm không được cầm cố thế chấp tại các NHTM nên các NHTM thường lách quy định bằng cách mua trái phiếu doanh nghiệp của các dự án thuê đất 50 năm.

Các NHTM thường tìm cách đưa vốn tới đối tác chỉ định mà việc vay thẳng từ NHTM gặp khó khăn thông qua các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ, tổ chức tín dụng khác…Cách làm là NHTM A ủy thác (hoặc gửi tiền, cho vay liên ngân hàng) cho NHTM B, công ty tài chính, công ty chứng khoán con và sau đó các công ty trung gian này sẽ mua trái phiếu của đối tượng mà NHTM A chỉ định.

Một doanh nghiệp muốn phát hành trái phiếu thường có 3 loại: Trái phiếu có tài sản đảm bảo, trái phiếu không tài sản đảm bảo, trái phiếu có bảo lãnh thanh toán của NHTM lớn (Ở Việt Nam, thường chỉ có NHTM quốc doanh đứng ra bảo lãnh, các tổ chức khác mới chấp nhận mua trái phiếu doanh nghiệp). Trừ trường hợp có quan hệ với NHTM còn không đa số các doanh nghiệp khi phát hành trái phiếu nếu không có tài sản đảm bảo buộc phải có bảo lãnh của NHTM lớn. Khoản bảo lãnh này nằm ngoại bảng.

Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư trái phiếu của các NHTM khá lắt léo và chưa tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Do vậy, nếu không xây dựng một thị trường trái phiếu chuẩn thì nguy cơ về rủi ro thanh khoản đối với hoạt động đầu tư trái phiếu trong hệ thống NHTM sẽ xuất hiện trong tương lai khi quy mô của hoạt động này được mở rộng.

Duy Vũ

Theo TTVN

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Thị trường vàng thế giới có thể sắp có biến động lớn
  • Bao giờ có chiến lược vàng?
  • Cải cách hệ thống tài chính toàn cầu đang đi chệch hướng?
  • Vốn đầu tư tài chính: Khoảng trống pháp lý, giám sát
  • “Bom nợ” đe dọa Trung Quốc
  • Rủi ro đạo đức: 'Bệnh ung thư' của ngân hàng
  • TS. Nguyễn Xuân Thành: Cần một hệ thống ít ngân hàng nhưng quy mô lớn
  • Sự thất bại của các “máy bơm” tiền
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!