Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Giật mình' với những vụ thâu tóm ngược của đại gia Việt

Thông tin về thương vụ Cty TNHH MTV Điện tử Hà Nội (Hanel Electronics) mua lại khách sạn (KS) Daewoo Hà Nội đã và đang được nhắc đến đồng loạt trên các diễn đàn như một sự kiện, điểm nhấn cho bức tranh đầy mầu sắc tươi sáng về các doanh nhân Việt trên bàn cờ thâu tóm DN, thâu tóm dự án ngoại. Đâu đó, bắt đầu dấy lên niềm hy vọng rằng đây mới chính là thời điểm để những đại gia Việt thực thụ ra tay, mà những dự án “ngon” trên thị trường BĐS phân khúc resort, khách sạn sẽ là “đích nhắm”…

Với vị thế đắc địa ngay tại cửa ngõ Tây Hà Nội, Daewoo là một biểu tượng
của làn sóng đầu tư Hàn Quốc lần thứ nhất vào VN cách đây 20 năm 
 
Cụm từ “thâu tóm ngược” được giới chuyên môn sử dụng để ám chỉ hiện tượng DN nội đi mua lại toàn phần hoặc một phần DN, dự án của nhà đầu tư ngoại. Bởi trong nhiều năm qua, hoạt động M&A tại VN luôn được coi như sân chơi chính của các nhà đầu tư ngoại, và gần như chỉ có một chiều: DN Việt bán, nhà đầu tư nước ngoài mua. Vì vậy, khi Cty Hanel trở thành chủ sở hữu 100% vốn của KS Daewoo, nhiều người VN lập tức tung ra các mỹ từ tự hào không cần che dấu, cũng không cần hỏi han, tra cứu thông tin từ những người trong cuộc.

Cờ M&A sẽ đổi chiều ?

Tuy nhiên, M&A không chỉ là một hoạt động mang tính hiện tượng, mà còn là hoạt động có tính quá trình. Song song với những thương vụ M&A DN ngày càng gia tăng, thì sự hoàn thiện và mở rộng các hành lang pháp lý, sự thay đổi trong thói quen và tập tính kinh doanh của DN cũng rộng mở, hoàn thiện hơn. Dĩ nhiên, không loại trừ những tác động vĩ mô mang tính thời điểm như khủng hoảng kinh tế toàn cầu, sự dịch chuyển của các dòng vốn đầu tư (mà ngay cả những yếu tố này cũng có tính chu kỳ), thì không khí sôi động thị trường M&A của VN đã và đang thể hiện một sự tăng trưởng có chiều hướng đi lên. Có thể nhìn thấy điều đó qua tổng giá trị các thương vụ M&A đạt được tại VN trong ba năm trở lại đây.

Theo số liệu của Thomson Reuters, năm 2009, khi hoạt động M&A toàn cầu giảm sút cả về thương vụ lẫn giá trị thì M&A tại VN vẫn đi ngược lại. Theo đó, Avalue Vietnam thống kê số thương vụ được công bố năm 2009 đạt khoảng 230 vụ, nhưng giá trị giảm nhẹ so với mức 1,1 tỉ USD năm 2008 do thị trường chứng khoán suy thoái khiến giá trị DN được định giá qua sàn niêm yết sụt giảm. Năm 2010, số thương vụ M&A tại VN tăng lên 65%, đạt trên 400 thương vụ và năm 2011 tổng giá trị thương vụ lên tới 2,67 tỉ USD, gấp đôi giá trị của năm 2010, trong đó tổng giá trị các thương vụ đến từ nước ngoài chiếm tới 85%.

Bên cạnh sự tăng trưởng ngày càng cao về giá trị, số lượng thương vụ, một điều dễ nhìn  thấy trước là trong bối cảnh các dòng vốn đầu tư có sự xáo trộn đáng kể trên thị trường toàn cầu, và VN lại được đánh giá là một trong những điểm đến của các dòng vốn mới với sự ổn định chính trị, kinh tế vĩ mô và tiềm năng tăng trưởng còn rất lớn, do đó hoạt động M&A năm 2012 được dự báo sẽ còn rất nóng. Thomson Reuters thống kê quý I/2012, tổng trị giá M&A tại VN đã đạt 1,5 tỉ USD, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á Thái Bình Dương (không bao gồm Nhật Bản). Một khảo sát khác của các nhà tổ chức M&A Vietnam Forum – Diễn đàn M&A VN thường niên cũng cho dự báo năm 2012, M&A tại VN sẽ tăng trưởng ít nhất thêm 30% và các ngành hàng tài chính, bất động sản, tiêu dùng vẫn sẽ là tâm điểm.

Những dự báo chưa hẳn là cơ sở để nói trước cờ M&A sẽ thuộc về tay ai, nhưng không thể phủ nhận các DN Việt ngày đang tham gia sâu hơn vào cuộc chơi M&A. Và có vẻ những thương vụ Hanel mua lại KS Daewoo, hay BRG Group mua lại KS Hilton Opera… đã đang được nhìn nhận như những ví dụ điển hình cho sự dấn sâu vào cuộc chơi đó, cũng là sự gợi mở về một “thời đại mới” các doanh nhân Việt.

Chờ đợi một trào lưu ?

Nhưng dù thế nào thì dự báo vẫn chỉ là dự báo. Nói trước về một trào lưu chưa thực diễn ra luôn là “cầm đèn chạy trước ôtô”, nhất là khi mọi câu chuyện lại chưa được thông tin đại chúng một cách rõ ràng, và công chúng vẫn chỉ được “chiêm ngưỡng” thành công của các thương vụ qua một màng lọc thông tin dày dặn, rất khó biết chính xác về giá trị, thời điểm thực thi các thương vụ, cũng như nguồn tiền mà các DN Việt đã chi ra.

Cũng xin lấy thương vụ Hanel mua KS Daewoo làm ví dụ.

Trước hết, với vị thế đắc địa ngay tại cửa ngõ Tây Hà Nội, Daewoo là một biểu tượng của làn sóng đầu tư Hàn Quốc lần thứ nhất vào VN cách đây 20 năm, và là một biểu tượng của văn hóa – du lịch Hà Nội. KS 5 sao này đã từng được vinh hạnh đón tiếp các lãnh đạo cao cấp quốc tế đến tham dự, nhanh chóng xác lập một thương hiệu KS có uy tín quốc tế, được xem là đang “ăn nên làm ra”. Mua lại một KS như thế, không chỉ là mua thương hiệu, mua tài sản, mua một vị trí vàng, mà dường như mua cả sự thỏa mãn niềm tự hào của người VN khi lâu nay, thông qua M&A, DN Việt đã mạnh mẽ, vững vàng và hội nhập hơn, nhưng cũng thông qua M&A, đã có không ít thương hiệu Việt chìm vào quên lãng, đi vào bóng tối, chỉ còn trong ký ức của những người trân trọng, yêu mến thương hiệu Việt.

 
Một thương vụ khác cũng gây được chú ý là việc một trong những khu resort 5 sao đầu tiên của VN, có tiếng tăm trên toàn thế giới là Furama Resort Đà Nẵng đã được DN VN mua lại. Giữa năm 2005, Tập đoàn Sovico đã mua lại toàn bộ cổ phần của liên doanh Khu du lịch Bắc Mỹ An (gồm Cty Du lịch Đà Nẵng và tập đoàn Lai Sun Hong Kong).

Được biết, Sovico Holdings là một tập đoàn nội địa là một trong những cổ đông sáng lập của Techcombank và VIB Bank và mới đây còn tham gia với tư cách cổ đông lớn nhất của. Hiện nay Tập đoàn đang mở rộng đầu tư vào lĩnh vực khách sạn qua việc nắm giữ cổ phần chi phối trong Khách sạn Hồ Gươm tại Hà Nội, đầu tư khu du lịch Phú Quốc cùng Saigontourist, và đang xây dựng thêm một Resort 5 sao tiêu chuẩn quốc tế thuộc Dự án Ariyana ở Đà Nẵng. Đặc biệt, SOVICO Holdings là cổ đông sáng lập lớn nhất của VietJet Air.

 

Hoạt động M&A năm 2012 được dự báo sẽ còn rất nóng.

Thương vụ nổi tiếng khác Cty Cổ phần Du lịch Thiên Minh vừa công bố đã mua lại hệ thống khách sạn và khu nghỉ dưỡng Victoria tại nhiều địa phương ở VN và Campuchia. Theo đó, chuỗi 5 khu nghỉ dưỡng - khách sạn mang thương hiệu Victoria do Cty TNHH EEM Victoria của Hong Kong phát triển tại VN và Campuchia sẽ được chuyển nhượng từ chủ đầu tư là liên doanh khách sạn Victoria VN sang Cty Thiên Minh.

Nhưng, một chuyên gia cho rằng, đã có nhiều thương vụ DN nội mua dự án ngoại mà nếu thống kê, sẽ thấy phần lớn đều có các định chế tài chính “chống lưng”, hoặc đều “deal” những cách thức mua dự án thay vì “trả tiền tươi thóc” thật thì hoán đổi bằng tỉ lệ sở hữu cổ phiếu tại liên doanh hiện có, bằng tài sản bất động sản,  bằng quyền kiểm soát tài sản…  và thậm chí đôi khi doanh nhân, những đại gia đứng tên thương vụ, thực thi một “deal” M&A thành công, cũng chỉ là người ra mặt…

Xét một thương vụ đình đám khác là BRG Group đã mua lại KS Hilton Opera Hà Nội, một KS danh tiếng mang thương hiệu của tập đoàn đầu tư Đức –Áo. Ở đây, điều mà dư luận không chú tâm là khách sạn Hilton Opera vốn đã được chuyển nhượng 70% từ các chủ đầu tư Đức, Áo sang tay một quỹ đầu tư thuộc VinaCapital trong năm 2006. Là quỹ đầu tư thì các danh mục góp vốn sẽ thuần đầu tư tài chính, dù ngắn hay dài hạn cũng sẽ đến thời điểm thoái vốn. Năm 2009, quỹ này công bố thoái vốn khỏi Hilton Opera với tỉ suất hoàn vốn đạt tới 23%. Dù không nói rõ đã bán tỉ lệ cổ phần này lại cho ai và ngay cả BRG cũng không lên tiếng về việc mua được 70% vốn từ ai (sau đó mới là 30% vốn từ các chủ đầu tư Đức –Áo), nhưng rõ ràng là BRG đã không mua toàn phần Hilton Oprea toàn phần từ tay các chủ đầu tư Đức – Áo. Một con gà dù đẻ trứng vàng mỗi ngày nhưng không hẳn không thể bán đi nếu người mua có thể trả cùng lúc một rổ vàng, cho những người chỉ có nhu cầu được thu lại một phần rổ vàng trong một thời gian hợp lý.

Mặc dù vậy, cũng phải công nhận rằng những thương vụ thâu tóm ngược của DN VN, nhất là trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay đã chứng tỏ bản lĩnh và sự nhạỵ bén trong kinh doanh của doanh nhân Việt. Và chúng ta hoàn toàn có thể chờ đợi và kỳ vọng vào một sự đổi thay tốt đẹp hơn.

Lê Mỹ// DDDN

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bùng nổ mua, bán dự án địa ốc thời khủng hoảng
  • Đầu tư vào ngân hàng: Rót ngàn tỷ vẫn không run
  • Đại gia giấu mặt: Tầng lớp siêu giàu xuất hiện?
  • Đủ chiêu trò kiếm lời từ buôn vàng
  • Mua bán doanh nghiệp: Vốn ngoại làm chủ cuộc chơi
  • Quản trị rủi ro tác nghiệp: Các ngân hàng Việt Nam đã sẵn sàng?
  • HSBC: Hạ lãi suất không tác động đến lạm phát
  • Nếu chiến tranh Iran xảy ra: Vàng sẽ là số 1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!