Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Người ít tiền bị thiệt

Mặc dù đỉnh lãi suất huy động VND đã lên 21%/năm, nhưng mức này chỉ dành cho người có vài trăm triệu trở lên, còn người gửi ít hơn vẫn chỉ được nhận lãi suất 14%/năm trở xuống.

Không chỉ những người gửi ít tiền ở thành phố, ngay cả người dân các tỉnh dù gửi hàng trăm triệu cũng chỉ được trả lãi suất niêm yết. Để tránh thiệt thòi, nhiều người tỉnh lẻ chuyển tiền về Hà Nội và TPHCM nhờ con cái gửi. Đây là một trong những lý do nguồn vốn huy động các NH tại hai thành phố lớn chiếm khoảng 60% vốn huy động toàn hệ thống.

Nếu kể hết được các chiêu NHTM “lách” trần lãi suất huy động thì  đúng là “dở khóc dở cười”: Chiêu “tự phạt” trong trường hợp khách hàng tiền tỉ rút tiền, NH chấp nhận trả thêm 3 - 4% lãi suất dưới hình thức phí tự phạt do thanh toán chậm (thực chất là trả thêm lãi suất cho khách hàng mà không bị  NHNN xử lý); Trả tiền mặt cho khách hàng dưới hình thức khuyến mãi; NH cho phép nhân viên viết tay ngày đáo hạn và mức lãi suất 19% đến 20,5%/năm vào một mẩu giấy nhỏ ghim vào sổ tiết kiệm của khách hàng. Mẩu giấy không có chữ ký hay bất cứ một dấu hiệu gì cho biết địa chỉ NH và tên người viết nhưng người gửi tiền cứ yên tâm cầm và đến kỳ đáo hạn đến nhận lãi suất mà nhân viên NH đã viết tay...

Cho đến thời gian gần đây thì nhiều NH cũng không cần che giấu kín đáo việc trả lãi suất cao cho khách hàng nữa cho dù biển niêm yết vẫn đề “lãi suất huy động VND 14%/năm”. Việc NHNN có phạt (phạt tiền và cảnh cáo một vài lãnh đạo) cũng không khiến ban lãnh đạo các  NHTM  ngán bằng sụt giảm nguồn vốn huy động và sức ép của các cổ đông.

Lãi suất méo mó

Tuần qua có tiêu đề bài viết: “ Bong bóng” lãi suất sắp vỡ”. Có lẽ cụm từ này phản ánh rõ nhất tình trạng méo mó hiện nay của lãi suất ngân hàng. Lãi suất trần tiền gửi VND hiện không phản ánh tính khách quan của thị trường, không minh bạch và không công bằng với mọi người gửi tiền.

Khách hàng nhận lãi suất cao thì đồng lõa với NH, khách hàng nhận lãi suất thấp cũng không có cơ sở để kêu ca vì nhận được câu giải thích: “Đây là quy định của NHNN”. Áp trần lãi suất huy động tiền gửi VND, NHNN hy vọng sẽ ổn định thị trường tiền tệ làm cơ sở giảm lãi suất cho vay. Thực tiễn đã cho thấy “đơn thuốc” này không chữa được “căn bệnh trầm kha” của hệ thống NH Việt Nam là vấn đề thanh khoản.

Nhiều NH dành từ 30% - 40% vốn cho vay tiêu dùng và BĐS với kỳ hạn 3 - 5 năm, trong khi đa phần vốn huy động lại chỉ 1 - 3 tháng là bị khách hàng rút khiến NH luôn trong tình trạng ăn đong”, không lúc nào không bị sức ép về thanh khoản. Bên cạnh đó kỷ luật thị trường không nghiêm cũng khiến các NH “nhờn thuốc”. Những NH thực hiện khá nghiêm túc quy định lãi suất trần thì bị sụt giảm mạnh nguồn vốn huy động, thậm chí gần 20.000 tỉ đồng chỉ trong 3 tháng đầu năm và buộc họ phải chỉ đạo hệ thống phải dùng mọi biện pháp giữ và thu hút thêm khách hàng (thực chất là lách trần).

Đơn thuốc

Không bao giờ có thể giải quyết được triệt để vấn đề lãi suất đơn thuần chỉ bằng biện pháp hành chính. Chưa đến thời điểm Việt Nam có thể tự do hóa hoàn toàn lãi suất, nhưng nếu phải can thiệp hành chính thì có lẽ đã đến lúc NHNN nên thay trần lãi suất huy động bằng trần lãi suất cho vay. Song song có cơ chế bơm - hút tiền phù hợp qua thị trường mở để xử lý vấn đề thanh khoản của hệ thống.

Cụ thể nên tăng lượng tiền tái cấp vốn cho các NH thiếu thanh khoản với kỳ hạn dài hơn (có thể đến 3,6 tháng) nhưng kèm điều kiện là không được dùng tiền đó để cấp tín dụng và phải ngừng/thậm chí giảm tín dụng cho đến khi trả hết nợ NHNN để số tiền NHNN bơm ra không tạo ra tiền, gây áp lực lên lạm phát. Có những chế tài hết sức nghiêm khắc với các NH không thực hiện đúng các điều kiện tái cấp vốn. Hình phạt cao nhất phải là chấm dứt hoạt động, cho phá sản ngân hàng.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!