Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thế giới chưa thể thoát khỏi sự thống trị của đồng USD

Hiện nay, 65% lượng tiền mặt dự trữ trên thế giới bằng đồng đô la Mỹ

Đó là ý kiến được 3 vị lãnh đạo của Pháp, Ấn Độ và Quỹ tiền tệ IMF đưa ra tại “Tọa đàm chung cấp cao giữa ADB-IMF-đại diện Nhật Bản thuộc ASEAN+3-Pháp với tư cách là Chủ tịch luân phiên Nhóm G20 về chủ đề Cải cách Hệ thống Tiền tệ Quốc tế” - một hoạt động nằm trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 44 của ADB diễn ra chiều tối 4/5.

Bà Christine Lagarde - Bộ trưởng Tài chính Pháp cho rằng, việc dự trữ bằng đồng đô la Mỹ hiện nay đang quá lớn (65%), trong khi đó với một đồng tiền mạnh khác như Bảng Anh cũng chỉ được dùng để dự trữ khoảng 10%.

Do đó, muốn tái cấu trúc lại thị trường tiền tệ thì không phải từ bỏ đồng đô la Mỹ vì như vậy sẽ rất dễ gây “sốc” cho hệ thống tài chính. Điều quan trọng là phải tìm sự cân bằng trong việc dự trữ đồng tiền của các quốc gia. 

“Đồng đô la Mỹ vẫn là đồng đô la Mỹ , giống như một bông hồng vẫn là một bông hồng. Việc sử dụng một đồng ngoại tệ sẽ rất dễ gây rủi ro cho nền kinh tế. Vì vậy, Chính phủ của các nước nên khuyến khích người dân sử dụng đồng nội tệ, để tránh những rủi ro do việc vay mượn bằng đồng đô la Mỹ” - bà Lagrade nói. 

Bà Lagrade cũng lấy ví dụ sự thành công trong việc giảm bớt lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ của một số nước như ở châu Âu, các nước đã liên minh lại và làm cho đồng tiền chung Euro mạnh lên rõ rệt, hay một số các quốc gia Mỹ La tinh đã thực hiện tốt việc phát hành trái phiếu bằng đồng nội tệ. 

Bên cạnh đó, nhiều nhà lãnh đạo cũng đưa ra giải pháp, cần phát triển thêm nhiều các đồng tiền mang tính quốc tế để giảm sự phụ thuộc vào đồng USD. 

Ông Pranab Mukherjee - Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ thừa nhận, việc từ bỏ đồng đô la Mỹ là không thể vì vướng mắc phải nhiều vấn đề như: Đồng tiền nào có đủ sức mạnh để thay thế đồng đô la, liệu người dân có tiếp nhận đồng tiền này,… 

“Thế giới sau thế chiến thứ 2 đã có nhiều thay đổi. Chúng ta đang sống trong thế giới đa cực nên tiền tệ cũng sẽ có thể đa cực. Việc sử dụng đồng đô la Mỹ không phải là một định chế mà là một sự lựa chọn của mỗi quốc gia. Vấn đề là chúng ta cần phải thu hút người dân sử dụng đồng nội tệ hơn nữa và các quốc gia phải sớm đạt được sự đồng thuận trong việc tìm kiếm một đồng tiền thứ hai” - ông Mukherjee chia sẻ. 

“Tuy nhiên việc lựa chọn đồng USD còn là quyền của các quốc gia tùy theo điều kiện thực tế mà việc sử dụng đồng USD trong các giao dịch thương mại của mình”- Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ phát biểu. 

Còn theo đại diện của IMF, ông Naoyuki Shinohara - Phó Giám đốc Điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế, hiện nay IMF đã thúc đẩy nghiên cứu đối với một loạt các kinh nghiệm từ những thị trường đang nổi, đặc biệt là cách thức xử lý các vấn đề liên quan tới luồng vốn. “Nghiên cứu toàn diện này đang tập trung vào việc định hình khung hướng dẫn các quốc gia quản lý những dòng vốn biến động vẫn đang trong tiến trình thực hiện” - ông Shinohara nói. 

Bên cạnh đó, việc dòng vốn đang chảy từ nước nghèo sang nước giàu cũng khiến nhiều diễn giả tỏ ra lo ngại. Bộ trưởng Bộ Tài chính Ấn Độ, ông Mukherjee cho rằng, cần phải xử lý tốt dòng vốn này vì đây là dòng vốn không phải lúc nào cũng ổn định và dễ dự báo.  

Trong những năm trở lại đây, 1 số nước phát triển đã tạo ra tính thanh khoản cao cho dòng vốn của mình. Tuy nhiên, bản thân các nước này cũng không hấp thụ hết được nguồn vốn.  

Do vậy, muốn quản lý tốt, ở phía các nước nhận phải theo dõi bằng các biện pháp, cơ chế giám sát chặt chẽ, có cơ chế điều tiết thị trường, điều chỉnh các dòng vốn chảy vào nước mình một cách thông minh.  

“IMF cũng đưa ra 1 khuôn khổ pháp lý nhưng phương pháp này cần trao đổi cụ thể, sâu sắc hơn. Nếu có 1 khuôn khổ toàn cầu, có sự linh hoạt thì sẽ kiểm soát được dòng vốn này ở mức độ nào đó” - ông Mukherjee nói.

(Theo VTC)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Tiền đầu tư vào thị trường hàng hóa giảm nhiều nhất từ năm 2009
  • Những hệ luỵ từ “cuộc đua” lãi suất cao
  • Đúng, sai về chuyện "hài" NH có phương thức "lạ" huy động VNĐ nhưng đảm bảo bằng USD?
  • Cách nào hạ lãi suất?
  • ‘Bong bóng’ lãi suất sắp vỡ
  • Địa ốc đang là nơi “lánh bão”?
  • Vùng ven Hà Nội: “Đích” mới của chủ đầu tư bất động sản
  • Cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới: tiền đồng thực chất không yếu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!