Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tiền đầu tư vào thị trường hàng hóa giảm nhiều nhất từ năm 2009

Trong tuần kết thúc 10/5, các quỹ đầu tư và nhà đầu cơ Mỹ đã giảm 17 tỷ USD đầu tư trên thị trường hàng hóa, giảm nhiều nhất kể từ 2009.

Theo tính toán của Reuters dựa trên cam kết hàng tuần của các thương nhân của Ủy ban giao dịch tương lai hàng hóa, các quỹ quản lý tiền đã giảm việc mua vào tại 22 thị trường giao dịch tương lai Mỹ với hơn 222.000 hợp đồng hay tương đương 13% trong 5 ngày kết thúc ngày 10/3.

Các số liệu về cả giao dịch tương lai và quyền chọn, xác nhận rằng một số quỹ đầu cơ lớn, tư vấn giao dịch hàng hóa và các nhà đầu cơ lớn khác đã giảm mạnh mua vào trong suốt tuần khi giá sụt giảm mạnh mẽ trước khi lấy lại sự hồi phục vừa phải. Đồng thời cũng cho thấy tại một số thị trường, như dầu, câu chuyện phức tạp hơn.

Việc cắt giảm lượng nắm giữ trong 1 tuần này lớn nhất kể từ năm 2010, khi các số liệu bắt đầu được công bố. Tổng lượng quỹ vẫn đứng ở mức cao nhất kể từ giữa tháng 3 với 1,5 triệu hợp đồng.

Giá trị của tổng lượng tài sản các quỹ nắm giữ tại Mỹ là 116,8 tỷ USD, thấp hơn 1/3 so với tổng vốn đầu tư ước tính được phân bổ cho các thị trường hàng hóa trên thế giới. Một số tiền trong đó từ các khoản đầu tư qua ngân hàng hoặc các hợp đồng mua bán trực tiếp.

Sự giảm giá mạnh nhất về giá trị mua vào ghi nhận trên thị trường dầu thô, khi giá giảm khoảng 6,5%. Tại sở giao dịch hàng hóa New York và ICE, các nhà đầu cơ đã giảm mua vào khoảng 6,5 tỷ USD.

Các kim loại quý cũng được bán mạnh trong tuần, dù đây là kết quả của việc tăng tính thanh khoản hơn là các thương nhân bán ra.

Số lượng mua vào trên sàn vàng COMEX giảm gần 20.000 hợp đồng tương đương 10%, giảm khoảng 3 tỷ USD, mạnh nhất kể từ tháng 11 năm ngoái. Giá vàng tương lai cũng giảm khoảng 1,5% trong tuần.

(gafin)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Những hệ luỵ từ “cuộc đua” lãi suất cao
  • Đúng, sai về chuyện "hài" NH có phương thức "lạ" huy động VNĐ nhưng đảm bảo bằng USD?
  • Cách nào hạ lãi suất?
  • ‘Bong bóng’ lãi suất sắp vỡ
  • Địa ốc đang là nơi “lánh bão”?
  • Vùng ven Hà Nội: “Đích” mới của chủ đầu tư bất động sản
  • Cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới: tiền đồng thực chất không yếu
  • Lạm phát còn tăng tới đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!