Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gửi tiết kiệm vàng phải đóng thuế?

Ngân hàng phát hành chứng chỉ tiền gửi bằng vàng ngắn hạn với lãi suất từ 1% -1,8%/năm nhưng lại khấu trừ 5% tiền lãi.

Dư luận đang phản ứng khá mạnh mẽ khi một số ngân hàng (NH) khấu trừ một phần số tiền lãi được cho là thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Điều này cho thấy sắc thuế này đang bị các NH lợi dụng làm “bốc hơi” lãi suất của người gửi tiết kiệm vàng.

Người dân gửi tiết kiệm vàng tại ngân hàng. Ảnh: HỒNG THÚY

Áp lực đầu ra

Trước đây, NH huy động vàng theo hình thức sổ tiết kiệm hoặc chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, sau đó chuyển đổi một phần số vàng đã huy động thành tiền hoặc cho vay bằng vàng. Thế nhưng, Thông tư 22 do NH Nhà nước vừa ban hành chỉ cho phép các NH huy động vàng bằng các loại giấy tờ có giá (kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu...), đồng thời hạn chế các NH cho vay bằng vàng và không cho phép chuyển đổi số vàng đã huy động thành tiền khiến đầu ra của vàng cực hẹp.
Thực hiện theo quy định, các NH đồng loạt chuyển hình thức huy động vàng bằng sổ tiết kiệm sang chứng chỉ tiền gửi bằng vàng, tuy nhiên lãi suất thì không thay đổi. NH Xuất nhập khẩu VN huy động vàng với lãi suất 1,5%/năm, kỳ hạn 2 tháng. Lãi suất chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng của NH Việt Á vẫn ở mức 1,8%/năm. Nhiều NH khác cũng phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn bằng vàng với lãi suất từ 1% - 1,5%/năm. Trong khi đó, người dân mạnh dạn gửi tiết kiệm vàng vì vừa an toàn vừa được hưởng lãi suất khiến các NH chôn chặt trong kho hàng chục tấn vàng song vẫn phải trả lãi cho khách hàng.
 
Miễn thuế tiền lãi ngân hàng

Theo các NH, gửi tiết kiệm vàng là một hình thức đầu tư vốn nên phải chịu thuế TNCN. Ví dụ, một cá nhân gửi 100 lượng vàng kỳ hạn 2 tháng, lãi suất 1,2%/năm (0,1%/tháng). Khi kháchhàng rút vàng sẽ được NH trả lãi 2 chỉ vàng (khoảng 7,2 triệuđồng) và khấu trừ thuế TNCN 5% (360.000 đồng). Trong khi đó, ngành thuế cho biết đang nghiên cứu thu nhập phát sinh từ lãi chứng chỉ tiền gửi (vàng, VNĐ, USD) được xem như lãi tiền tiết kiệm và được miễn thuế. Trường hợp chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác nếu có lãi mới phải chịu thuế TNCN.
Như vậy, người nắm giữ chứng chỉ tiền gửi bằng vàng sẽ phải nộp thuế TNCN khi chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi có sinh lời, còn lãi suất được hưởng không phải là thu nhập chịu thuế. Giả sử một cá nhân gửi tiết kiệm 10 lượng vàng (khoảng 360 triệu đồng) dưới dạng chứng chỉ tiền gửi, sau đó bán cho người khác chứng chỉ tiền gửi 10 lượng vàng đó (giá trị lúc này khoảng 362 triệu đồng/lượng). Khi đó, bên bán sẽ phải nộp thuế TNCN của số tiền chênh lệch 2 triệu đồng.
Một số chuyên gia tài chính cho rằng việc xác định thuế TNCN từ chuyển nhượng chứng chỉ tiền gửi bằng vàng không dễ bởi người gửi tiết kiệm vàng sẽ rút vàng rồi bán. Để thu được thuế từ hoạt động mua bán vàng, Nhà nước nên ban hành quy chế giao dịch vàng theo hướng người dân mua vàng của NH sẽ nhận chứng chỉ tiền gửi bằng vàng. NH sẽ quy đổi số vàng thành tiền tại thời điểm phát hành và chuyển nhượng. Khi đó, khoản thu nhập chịu thuế sẽ lộ diện, cơ quan thuế có cơ sở để tính thuế. Vấn đế là ngành thuế đưa ra mức thuế suất sao cho thỏa đáng.

Qua mặt cơ quan thuế

Nhiều ý kiến cho rằng không có lý do gì khi người dân tích góp được một vài lượng vàng rồi gửi vào NH lại phải chịu thuế TNCN. Phải chăng vì gánh nặng trả lãi suất quá lớn nên NH qua mặt cơ quan thuế khấu trừ đầu nguồn số tiền lãi của người gửi vàng để bù đắp chi phí kinh doanh? Sẽ là sòng phẳng nếu NH huy động vàng với lãi suất 0% hoặc thu phí gửi vàng kèm theo điều kiện không được phép sử dụng số vàng của người gửi để kinh doanh.

(Theo Thy Thơ/nld)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Cần chính sách tiền tệ rõ ràng
  • Bất động sản năm 2010: Khi dự án Nam hút khách Bắc
  • Giới đầu tư lạc quan về các thị trường mới nổi
  • Tại sao bất động sản Việt ‘hút’ nhà đầu tư ngoại?
  • BĐS cuối năm - những động thái trái chiều
  • Tiếp cận đất đai: Rào cản khó dỡ
  • Nguy cơ từ cuộc đua tăng lãi suất
  • Nên thực hiện sở hữu tư nhân đối với đất ở
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!