Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bất động sản năm 2010: Khi dự án Nam hút khách Bắc

Một hiện tượng khá thú vị tại thị trường bất động sản năm 2010 là phần lớn khách mua bất động sản phía Nam lại đến từ phía Bắc, mà đại đa số là từ Hà Nội.

Từ thực tế đó, nhiều doanh nghiệp địa ốc phía Nam đang bắt đầu xây dựng chiến lược bán hàng là dốc sức Bắc tiến để tìm “thượng đế”.

Phối cảnh một góc dự án EcoLakes Mỹ Phước.

Thống kê từ Savills Việt Nam cho biết, trong thời gian qua có đến gần 80% lượng khách mua bất động sản tại Đà Nẵng xuất phát từ Hà Nội, trong khi khách Tp.HCM chỉ chiếm khoảng 13%, lượng khách còn lại là từ nhóm người nước ngoài, Việt kiều và những người khá giả thuộc các tỉnh thành khác.

Riêng kết quả khảo sát của Savills Việt Nam cho hai dự án căn hộ được chào bán tại Đà Nẵng trong quý 3/2010 (với tổng số 311 căn) cho thấy, có tới 72% khách mua là người Hà Nội, khách từ Tp.HCM chiếm 16%, người Đà Nẵng chỉ mua 5% và các địa phương khác chiếm 7%.

Có thể thấy, khách hàng Hà Nội vẫn đang tiếp tục hấp thụ các sản phẩm bất động sản từ các địa phương khác, và người Hà Nội thực sự quan tâm và có nhu cầu đối với các bất động sản này.

Cùng với hàng loạt các dự án tên tuổi phía Nam như Mỹ Gia (Nha Trang), Ocean Villa (Đà Nẵng), The Costa (Nha Trang)…, gần đây Công ty Cổ phần SetiaBecamex - liên doanh giữa tập đoàn phát triển bất động sản hàng đầu Malaysia SP Setia và Tập đoàn Becamex IDC - cũng đã đưa dự án khu đô thị sinh thái EcoLakes Mỹ Phước (Bình Dương) giới thiệu đến khách hàng Hà thành. Đây là dự án được xem là có vị trí đắc địa, hạ tầng tốt, giá cả tương đối hợp lý và tiến độ giao nhà nhanh.

Chẳng hạn, một căn nhà phố xây thô thuộc lô góc tại EcoLakes Mỹ Phước có diện tích 100 m2 với giá trên 1 tỷ đồng qua hình thức trả góp, trong khi với số tiền đó ở Hà Nội chưa chắc khách hàng đã mua nổi một căn hộ chung cư.

Cũng cần phải nói rằng, hiện nay có một bộ phận các nhà đầu tư tại Hà Nội đang tìm kiếm các cơ hội mua bất động sản tại các địa phương khác để phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, công tác dài ngày tại các địa phương này hoặc chỉ đơn thuần nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư của mình. “Nếu những bất động sản tại các địa phương khác có thể đáp ứng được một nhu cầu nhất định nào đó của thị trường hay chứng minh được tiềm năng sinh lời đối với các khách hàng, tôi tin rằng khả năng hấp thụ của thị trường đối với các dự án này sẽ vẫn cao”, ông Khoo Teck Chong, Tổng giám đốc SetiaBecamex, đánh giá.

“Riêng đối với dự án EcoLakes Mỹ Phước, ngay trong lễ chào bán tại Hà Nội hồi cuối tháng 10 vừa qua, nhiều khách đã đặt cọc luôn để có thể giữ được các căn có vị trí đẹp”, ông Khoo cho biết thêm.

Theo ông Nguyễn Dũng Minh, Giám đốc Kinh doanh Savills Việt Nam, việc chào bán một bất động sản, dù là tại thị trường nào, chỉ có thể thành công khi bất động sản đó đáp ứng được những nhu cầu nhất định của thị trường. Với nhu cầu nghỉ dưỡng, bất động sản cần phải nằm tại những địa phương có tiềm năng lớn về phát triển du lịch với điều kiện khí hậu thuận lợi như Nha Trang, Đà Nẵng, Phan Thiết… Với nhu cầu đầu tư, bất động sản cần nằm trên những địa bàn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế, xã hội với hạ tầng phát triển đồng bộ, và đặc biệt phải dễ dàng kết nối với các trung tâm lớn và các tiện ích xã hội khác như trường học, bệnh viện, trung tâm mua sắm…

Hiện nay thị trường bất động sản Việt Nam đã thu hút được sự tham gia của nhiều chủ đầu tư khác nhau, tạo sự dồi dào cho nguồn cung bất động sản trên thị trường cũng như giúp đa dạng hóa các hình thức đầu tư cho người mua. Chính bởi vậy, dù Hà Nội có thể là thị trường tiềm năng cho bất động sản tại các tỉnh phía Nam thì các chủ đầu tư, trước khi “đem chuông đi đấm xứ người” cũng cần hiểu rằng căn nguyên quan trọng nhất dẫn đến việc quyết định mua một bất động sản vẫn là quy hoạch tổng thể của dự án, uy tín của chủ đầu tư và nhà thầu, tiến độ và chất lượng bàn giao của dự án. Khách hàng hiện ngày càng tỏ ra kỹ tính và “sành” hơn khi lựa chọn mua bất động sản.

(Theo Vneconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Giới đầu tư lạc quan về các thị trường mới nổi
  • Tại sao bất động sản Việt ‘hút’ nhà đầu tư ngoại?
  • BĐS cuối năm - những động thái trái chiều
  • Tiếp cận đất đai: Rào cản khó dỡ
  • Nguy cơ từ cuộc đua tăng lãi suất
  • Nên thực hiện sở hữu tư nhân đối với đất ở
  • Thí điểm ppp: bước đột phá
  • Lãi suất thị trường: Vững xu thế bình ổn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!