Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hệ lụy từ thu ngân sách cao hơn chỉ tiêu kế hoạch

Ngân sách là nguồn thu lớn nhất giữ vai trò quyết định tạo nên GDP của quốc gia cũng như phản ánh tiềm lực kinh tế của từng địa phương. Liên tục những năm vừa qua thu ngân sách luôn luôn cao hơn chỉ tiêu kế hoạch đã trở thành "thông lệ” tại hầu hết các địa phương.

Chỉ tiêu kế hoạch thu ngân sách giai đoạn 2006 - 2010 được xác định với tỷ trọng 23% trong tổng giá trị GDP, đây là chỉ tiêu pháp lệnh. Thực tế 5 năm vừa qua thu ngân sách đã lên đến 28% GDP, tăng hơn 5% so với chỉ tiêu kế hoạch. Thu ngân sách cao hơn chỉ tiêu kế hoạch được coi là thành tích, thậm chí không ít nơi biến nó trở thành "bệnh thành tích” mang tính ... kinh niên. Theo phân tích của các chuyên gia kinh tế, xét về bản chất, thu ngân sách thường xuyên cao hơn chỉ tiêu kế hoạch gây ra nhiều hệ lụy.

Người dân và doanh nghiệp là hai nhân tố cơ bản tạo ra nguồn thu ngân sách, đây là hai đối tượng trực tiếp chịu ảnh hưởng từ việc thu đúng chỉ tiêu hay thu vượt chỉ tiêu ngân sách hàng năm. Thu ngân sách thường xuyên cao hơn chỉ tiêu kế hoạch tạo ra thành tích cho ngành chuyên trách, còn người dân và doanh nghiệp vốn đã khó khăn càng thêm vất vả.

Nhìn vào con số thu ngân sách dễ cho rằng người dân cũng như doanh nghiệp đang làm ăn phát đạt cho nên nạp thuế vượt chỉ tiêu kế hoạch. Thực tế đâu phải vậy, không ít người dân và số đông doanh nghiệp đang vật lộn trên thị trường, hiệu quả kinh doanh không tăng thậm chí còn giảm sút. Tại không ít doanh nghiệp, chỉ vì mức nạp thuế được ấn định quá cao, lợi nhuận kinh doanh cũng như thu nhập của người lao động vì thế bị giảm sút đáng kể. Thu thuế quá cao trở thành gánh nặng thì dân khó làm giàu. Thực tế tự nó chứng minh đúng như vậy: không ít nơi liên tục thu ngân sách vượt chỉ tiêu kế hoạch nhưng ở đó vẫn là địa phương nghèo. Thậm chí có những nơi (huyện hoặc tỉnh) rất nghèo nhưng vẫn bằng mọi cách để có được "thành tích” thu ngân sách vượt chỉ tiêu kế hoạch.

Thu ngân sách thường xuyên cao hơn chỉ tiêu kế hoạch chưa hẳn phản ánh đúng "sức khỏe” của cộng đồng doanh nghiệp cũng như tiềm lực kinh tế của người dân, của đất nước. Theo chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh, trong 6 nền kinh tế lớn nhất của ASEAN, Việt Nam là nước có thu nhập thấp nhất nhưng tỷ lệ thu ngân sách trên GDP lại cao nhất. Thu nhập thấp nhưng phải đóng thuế ở mức cao, như thế người dân cũng như doanh nghiệp làm sao tránh được hệ lụy. Nạp thuế là nghĩa vụ đồng thời cũng là trách nhiệm nhưng mức nạp thuế phải tương xứng hiệu quả hoạt động dựa vào pháp lệnh đồng thời không được bỏ quên yêu cầu khoan sức dân. Tại cuộc hội thảo "Kinh tế Việt Nam 2011, triển vọng 2012” nhiều chuyên gia kinh tế đưa ra đề xuất: trong điều kiện hiện nay, thu ngân sách nên giảm xuống ở mức 20% trên GDP. Giảm tỉ lệ thu ngân sách không phải làm yếu nền kinh tế mà là "đối xử” đúng với thực lực doanh nghiệp cũng như của người dân, đề xuất này hoàn toàn có cơ sở khoa học. Các địa phương (nhất là những nơi còn nghèo) phải tuân thủ nguyên tắc thu đúng, thu đủ nhưng không nên chạy theo "bệnh thành tích”.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khủng hoảng ngân hàng và… vàng
  • Vốn chảy chỗ trũng
  • Tái cơ cấu hệ thống tài chính: Một vấn đề cấp bách
  • Kiềm chế lạm phát: Mức nào thì được?
  • Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu
  • Hạ lãi suất cho vay: Có phải chỉ do “độ trễ” chính sách?
  • Có quá lạc quan?
  • Biến tấu lãi suất
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!