Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cơ cấu hệ thống tài chính: Một vấn đề cấp bách

Một trong những vấn đề đang được hết sức quan tâm là kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế-tài chính Việt Nam.

 

 
Với mục tiêu tái cơ cấu hệ thống tài chính theo hướng hiện đại, hiệu quả, nhằm góp phần xây dựng nền tài chính quốc gia vững mạnh, đáp ứng yêu cầu về hội nhập với nền tài chính thế giới, Bộ Tài chính đã đặt ra mục tiêu tổ chức triển khai thực hiện có kết quả các nhiệm vụ tài chính ngân sách, góp phần đạt được mục tiêu đã xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020.

Theo đánh giá của bà Victoria Kwakwa - Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam, một trong những vấn đề đang được thế giới hết sức quan tâm là tái cấu trúc kinh tế-tài chính. Trong đó, vấn đề tài khoá được các quốc gia đặc biệt chú trọng nhằm đảm bảo an ninh tài chính, tránh được những cú sốc khủng hoảng tài chính từ bên ngoài, đảm bảo điều hành kinh tế vĩ mô của chính phủ.  Đặc biệt đối với Việt Nam - một quốc gia đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, một trong những vấn đề hết sức quan trọng là cần phải tăng cường tính hiệu quả và hiệu lực trong quản lý tài chính công thông qua các công cụ về công nghệ thông tin. Bộ Tài chính hiện đang triển khai hiện đại hoá các hệ thống quan trọng như thuế, hải quan và kho bạc nhà nước. Đây có thể hiểu là quyết tâm rất lớn của Bộ Tài chính Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc nền tài chính công.  

Tiến sĩ Hà Huy Tuấn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, đánh giá thị trường tài chính Việt Nam mặc dù ra đời muộn và còn nhiều hạn chế, đến nay đã phát triển với đầy đủ các bộ phận, bao gồm thị trường ngân hàng, thị trường chứng khoán, thị trường bảo hiểm. Các định chế trung gian tài chính đã được đa dạng hóa về loại hình, cơ cấu chủ sở hữu, không ngừng cạnh tranh với nhau trên thị trường về quy mô hoạt động, số lượng, chất lượng các dịch vụ và sản phẩm tài chính; các tập đoàn tài chính đã hình thành và đang phát triển theo hướng kinh doanh đa ngành với các hoạt động đan xen giữa các lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm. Quá trình quốc tế hóa thị trường tài chính Việt Nam thông qua việc thực thi các cam kết quốc tế về mở cửa thị trường tài chính cũng ngày càng gia tăng mạnh.

Song hành với sự phát triển, những khuyết tật, sự phức tạp của thị trường cũng đã bộc lộ ngày càng rõ nét. Trong bối cảnh này,  một hệ thống giám sát tài chính chỉ có thể được coi là có hiệu lực nếu như hệ thống đó có khả năng phát hiện, xử lý, ngăn ngừa, phòng tránh các hành vi vi phạm và lạm dụng thị trường; có khả năng nhận diện và phòng tránh những rủi ro tiềm năng của hệ thống tài chính. Như vậy, muốn nâng cao hiệu lực hệ thống giám sát tài chính nhằm đảm bảo sự ổn định cho hệ thống tài chính cần phải thực hiện theo ba bước cơ bản. Một là hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về giám sát tài chính ở Việt Nam. Hai là đổi mới, kiện toàn mô hình hệ thống giám sát tài chính. Ba là củng cố, tăng cường năng lực giám sát của các cơ quan giám sát tài chính.

Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ đánh giá trong giai đoạn phát triển mới, đặc biệt đến hết quý 3 năm 2011, kinh tế nước ta vẫn đang chịu tác động do lạm phát, lãi suất cao, nhập siêu lớn, giá cả thị trường thế giới biến động. Trước tình hình đó, mục tiêu   tổng quát cho giai đoạn 2011-2020 là xây dựng nền tài chính quốc gia lành mạnh, đảm bảo giữ vững an ninh tài chính, ổn định tài chính-tiền tệ, tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; xử lý tốt mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an sinh xã hội; tăng cường  huy động các nguồn lực trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế; phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính trong xã hội hiệu quả, công bằng; đẩy mạnh cải cách hành chính; tăng cường công tác quản lý, giám sát tài chính.

Trong bối cảnh nguồn lực từ ngân sách nhà nước có hạn, vấn đề đặt ra là phải nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính công, đặc biệt là đầu tư công. Đây là vấn đề nóng bỏng mà không chỉ riêng Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều vấp phải.

Việt Nam sẽ tiếp tục cơ cấu lại thu ngân sách theo hướng tăng cường phát triển theo hướng đầu tư vào con người; cải cách cơ chế tài chính vào giáo dục, y tế, cải cách tiền lương, củng cố hệ thống an sinh xã hội để trên cơ sở đó giữ mức bội chi trong giai đoạn đến từ nay cho đến năm 2015 trong khoảng 4,5% và giữ mức tăng trưởng hợp lý, đồng thời phải duy trì mức độ nợ công trong giới hạn an toàn.

Đức Duy // Tầm Nhìn

------------------------------------------

Nợ xấu ngoại tệ và tỷ giá cuối năm

Sức ép tăng giá ngoại tệ sẽ rất lớn khi 7,5 tỷ USD chênh lệch cho vay bằng ngoại hối của Việt Nam đáo hạn vào 3 tháng cuối năm.

 

 
Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Uỷ ban Giám sát Tài chính Quốc gia đã nhận định như vậy trong buổi hội thảo tổ chức chiều 7/10 tại CTCK Vietcombank.

Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cho biết, theo thống kê, chênh lệch cho vay bằng ngoại hối của Việt Nam đang ở mức 7,5 tỷ USD (tổng cho vay bằng ngoại tệ là 30 tỷ USD, trong khi huy động tiền gửi bằng ngoại tệ chỉ là 22,5 tỷ USD).

7,5 tỷ USD không phải là con số quá nhiều nhưng nếu như thời gian đáo hạn chỉ dồn vào 3 tháng cuối năm thì đây sẽ là một lực cầu rất lớn của thị trường ngoại hối. Chính vì thế nếu như ngay từ bây giờ NHNN không có những chính sách hợp lý, linh hoạt thì sức ép tăng giá ngoại tệ là rất lớn.

Theo các chuyên gia, dự báo mức tăng trưởng dư nợ tín dụng ngoại tệ có thể đạt 30% vào cuối năm. Việc tăng nhanh mức dư nợ ngoại tệ như thế đồng thời với việc gây nhiều rủi ro lên tỷ giá vào giai đoạn đáo hạn, mà cao điểm là vào dịp cuối năm. Đó là chưa nói đến chuyện có rủi ro do mất cân đối giữa đồng tiền nội tệ và ngoại tệ khi cung ứng ra nền kinh tế. Bởi lẽ, nếu đơn vị vay ngoại tệ cũng là đơn vị tạo ra được ngoại tệ, thì không có vấn đề rủi ro. Nhưng nếu vay ngoại tệ, mà lại chỉ tạo ra nội tệ, thì đó là vấn đề đối với việc gia tăng áp lực nợ xấu ngoại tệ. Nếu vay mà không trả, ngân hàng sẽ gặp rủi ro về thanh khoản. Sự mất cân đối đó càng làm tăng áp lực lên tỷ giá, lên lạm phát.

Trong khi đó, cũng có lo ngại về việc các ngân hàng cung ứng vốn ngoại tệ khá lớn, ngoài khả năng huy động, nên rất có thể đã phải vay từ nước ngoài. Nếu đây là nhận định chính xác, và đến thời điểm đáo hạn ngân hàng không thu hồi đủ nợ, thì sẽ phát sinh hệ lụy xấu với thanh khoản. Các ngân hàng, khách hàng của ngân hàng đều phải tìm cách huy động ngoại tệ, sẽ làm tăng áp lực tỷ giá.

Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Võ Trí Thành cho rằng, hiện tại, điều mà Ngân hàng Nhà nước đã cố gắng và đang làm là tổng rà soát lại thông tin huy động, cho vay của các ngân hàng thương mại. Nhưng để đánh giá rủi ro cụ thể thì phải đánh giá cơ cấu vay, đối tượng vay, vay để sản xuất hàng xuất khẩu hay tiêu thụ trong nước, bao giờ đáo hạn.

Theo các chuyên gia kinh tế, một yếu tố rất quan trọng là thị trường tài chính rất phụ thuộc vào tâm lý người dân và thông tin minh bạch. Thông tin không rõ ràng rất dễ gây hệ lụy xấu.

Theo Ts Nguyễn Đại Lai, Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước, có nhiều khoản ngoại tệ vay nhập khẩu nguyên liệu về sản xuất trong nước, nhưng không xuất khẩu được, mà lại bán trong nước. Cộng thêm chi phí cao, sức tiêu thụ hàng hóa giảm, không bán được hàng, dẫn đến tình trạng tồn kho, vốn bị đọng. Không xuất khẩu được thì không tái tạo được ngoại tệ, dẫn đến tình trạng nợ xấu.

Những yếu tố đó đều là những nguy cơ có thể dự báo. Nhưng còn có những cú sốc đến tỷ giá rất khó dự báo, đó là giá vàng. Từ đầu năm đến nay, cơn lốc giá vàng khiến Ngân hàng Nhà nước liên tục phải cho nhập khẩu vàng. Mà không nhập chính ngạch, thì chênh lệch giá vàng như vừa rồi, cũng sẽ là cơ hội béo bở của giới buôn lậu. Câu hỏi là với những tác động và cú sốc như thế, thì mục tiêu đảm bảo tỷ giá không biến động quá 1% được Ngân hàng Nhà nước đặt ra có cơ sở vững chắc hay không?

Tính đến cuối tháng 9, Bộ Công thương cho biết, đã nhập khẩu lượng vàng trị giá 1,5 tỷ USD. Đây là con số không hề nhỏ trong bối cảnh kiểm soát lạm phát là mục tiêu hàng đầu và ổn định tỷ giá để ổn định đồng tiền nội tệ. Nếu tiếp tục cho nhập khẩu, thì rõ ràng làm phần dương của cân đối cán cân thanh toán tổng thể nhỏ đi. Do vậy, phải có những biện pháp khác nữa thay vì chỉ có biện pháp cho nhập khẩu vàng là chủ đạo như thời gian vừa qua.

Tuy nhiên,Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa cũng cho rằng, thông điệp phát đi từ Thống đốc NHNN về việc neo tỷ giá thay đổi không quá 1% từ nay đến cuối năm nói lên rằng: NHNN sẵn sàng can thiệp và đủ sức can thiệp vào thị trường ngoại hối để ổn định tỷ giá hối đoái trong năm nay. Đến thời điểm này thì có thể tạm thời yên tâm về vấn đề tỷ giá của năm nay.

Theo Tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, dự trữ ngoại tệ của Việt Nam đã tăng trở lại. Nếu như quý I/2011 tỷ lệ dự trữ ngoại hối đạt 3,5 tuần nhập khẩu thì đến tháng 9/2011 tỷ lệ này đã nâng lên đạt 7 tuần nhập khẩu và dự kiến cuối năm sẽ đạt 8 tuần – một con số rất tích cực. Tỷ giá hối đoái hiện nay khá ổn định, tuy nhiên áp lực về tỷ giá từ nay đến cuối năm 2011 không phải là không có.

Minh Giang// Tầm Nhìn

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Kiềm chế lạm phát: Mức nào thì được?
  • Thu hút vốn FDI còn xa mục tiêu
  • Hạ lãi suất cho vay: Có phải chỉ do “độ trễ” chính sách?
  • Có quá lạc quan?
  • Biến tấu lãi suất
  • Nhìn lại cơn sốt vàng: “Chính sách quản lý mới chỉ mang tính tình thế”
  • Rủi ro và bài toán dự trữ ngoại hối vàng
  • Cơ hội đầu tư trên sàn hàng hóa quốc tế
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!