Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

HSBC nhận xét về kinh tế, TTCK và lạm phát tại Việt Nam

Trong báo cáo Vietnam Monitor 30 công bố ngày 14/09/2010, HSBC nhận định kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa sau năm 2010.

1.Kinh tế: Kinh tế vẫn tăng trưởng tốt nhờ hoạt động công nghiệp, doanh số bán lẻ và FDI tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên cần đưa ra một số thay đổi để giải quyết vấn đề lạm phát, thâm hụt thương mại và tăng tính cạnh tranh cho xuất khẩu.

Kinh tế Việt Nam nhiều khả năng sẽ tăng trưởng tốt hơn trong nửa sau năm 2010, giống như xu thế tăng trưởng của nhiều năm trước đó.

Quý 1/2010, kinh tế Việt Nam tăng trưởng 5,8% so với cùng kỳ. Tăng trưởng trong quý 2/2010 lên tới 6,4% và chính phủ Việt Nam đã dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế quý 3/2010 có thể đạt 7,2%.

Việc kinh tế tăng trưởng mạnh hơn đã khiến các nhà hoạch định chính sách kinh tế điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2010 từ 6,5% lên 6,7%. Con số này vẫn thấp hơn kỳ vọng 7% của HSBC.

Quý 2/2010, tín đụng đã tăng trưởng tốt hơn. 8 tháng đầu năm 2010, tăng trưởng tín dụng đạt 16,3% so với cùng kỳ tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu 25% của chính phủ. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ đó đến nay đã hối thúc các ngân hàng thương mại hạ lãi suất để kích thích tăng trưởng tín dụng.

Tuy nhiên, các ngân hàng chịu chỉ đạo tập trung vào lĩnh vực sản xuất và thương mại và hạn chế tín dụng đối với các lĩnh vực rủi ro cao như bất động sản và chứng khoán. Dù người ta đã dự báo về tăng trưởng tín dụng, nhiều lĩnh vực thực tế đương đầu với thắt chặt tín dụng.

Theo HSBC, nên làm tốt việc đánh giá rủi ro phù hợp chứ không phải lập tức thắt chặt sẽ giúp đảm bảo việc thực thi các dự án tốt. Hơn thế nữa, kinh tế sẽ hưởng lợi từ định hướng phát triển đa dạng hơn, rủi ro khiến kinh tế đi xuống liên quan đến thương mại không ít hơn so với rủi ro đến từ tăng trưởng của lĩnh vực bất động sản.

Trong ngắn hạn, hoạt động công nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong ngắn hạn. Sản xuất gần đây đi lên không chỉ bởi nhu cầu nội địa tăng mà còn bởi xuất khẩu đi lên. Dù tiêu dùng nội địa vẫn ở mức tốt nhờ tín dụng tăng trưởng tốt, số lượng đơn đặt hàng đến từ nước ngoài có thể có dấu hiệu đi xuống, ít nhất xét đến số liệu từ một số nền kinh tế châu Á gần đây.

Cần chú ý đến vần đề thương mại: Yếu tố mất cân bằng thương mai bao lâu nay vẫn là mục tiêu chính sách của chính phủ. Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu thâm hụt thương mại năm 2010 ở mức 12 tỷ USD và không cao hơn 20% tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu. 8 tháng đầu năm 201, thâm hụt thương mại là 8,2 tỷ USD tương đương khoảng 18% giá trị hàng hóa xuất khẩu trong khoảng thời gian trên. Mục tiêu cả năm sẽ vẫn hoàn thành nhưng chính phủ cần cẩn trọng với rủi ro đi xuống của xuất khẩu và nhập khẩu tăng trưởng mạnh do tín dụng cải thiện.

Việc kiềm chế lạm phát cùng là mục tiêu quan trọng khác. Xu thế đi xuống của tăng trưởng CPI so với cùng kỳ kéo dài sang tháng 8/2010. Tỷ lệ lạm phát toàn phần (headline inflation) tăng trưởng thấp đến tháng thứ 5 liên tiếp.

Dù chính phủ Việt Nam nhiều khả năng sẽ hoàn thành được mục tiêu lạm phát cả năm ở mức 8%, rủi ro khiến lạm phát tăng cao vẫn còn. Áp lực lạm phát những tháng gần đây tăng cao. Điều chỉnh với yếu tố mùa vụ, chỉ số CPI tháng 8/2010 tăng 0,5%, mức tăng này vào tháng 7/2010 chỉ là 0,1%.

Đáng lo hơn, tỷ lệ lạm phát giá thực phẩm tháng 8 lên mức 1% từ mức 0,3% trong tháng 7/2010. Yếu tố thời tiết gần đây không mấy thuận lợi, giá thực phẩm có thể tiếp tục tăng cao, mục tiêu kiềm chế lạm phát gặp nhiều khó khăn hơn.

Ngoài ra cần cẩn trọng với khả năng giá hàng hóa nhập khẩu tăng cao.

Lạm phát cao cũng khiến tỷ lệ tiết kiệm tại Việt Nam ở múc thấp. Lãi suất thường thấp hơn lạm phát vì thế người dân không mặn mà với gửi tiết kiệm. Đáng lo về tình trạng này bởi tiết kiệm thấp, tiền cho đầu tư đến từ nguồn bên ngoài, vì thế dễ chịu ảnh hưởng từ những cú sốc bên ngoài.

Những nỗi lo về thương mại và lạm phát của Việt Nam chưa sớm chấm dứt.

2.Chiến lược cho thị trường chứng khoán: Thị giá cổ phiếu hiện ở mức hấp dẫn thế nhưng còn quá sớm để lạc quan.

Tháng 8/2010, việc bị hạ xếp hạng tín dụng và những động thái chính sách bất ngờ đã ảnh hưởng nhiều đến tâm lý của nhà đầu tư. Tính từ đầu năm 2010 đến hết ngày 28/07/2010, chỉ số VnIndex đã giao dịch trong biên độ 480-560 điểm khi Fitch hạ xếp hạng nợ của Việt Nam xuống B+ từ BB-.

Chỉ số VnIndex chịu ảnh hưởng lớn tiếp theo từ quyết định hạ giá tiền đồng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Sau khi Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Việt Nam, VnIndex tiếp tục hạ 14% và có lúc xuống đáy 423 điểm.

Chỉ số VnIndex hồi phục trong bối cảnh số lượng khách đến Việt Nam ngày một nhiều (7 tháng đầu năm tăng 35% so với cùng kỳ) và vốn đầu tư từ Pepsi và Posco tăng. Thế nhưng giá trị giao dịch không có nhiều cải thiện. Giá trị giao dịch trung bình trên sàn thành phố Hồ Chí Minh và sàn Hà Nội tháng 8 trung bình ở mức 96 triệu USD, thấp hơn 20% so với tháng 7/2010.

Dù trong tháng 7 và tháng 8/2010, có 35 công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch nhưng giá trị giao dịch vẫn không cải thiện bởi phần lớn trong nhóm công ty này là công ty nhỏ, giá trị vốn hóa chưa đầy 100 triệu USD.

Thời gian tới, làn sóng tăng vốn sẽ dâng cao bởi các ngân hàng chạy đua tăng vốn trước thời điểm 01/10/2010. Ngân hàng Nhà nước đã yêu cầu các ngân hàng cần có vốn điều lệ ít nhất 3 nghìn tỷ đồng và tỷ lệ an toàn vốn 9%. Một số ngân hàng có thể phải chịu sáp nhập, ít nhất trong ngắn hạn hoạt động trên sẽ khiến thị trường lo lắng.

Yếu tố khác đáng để lạc quan về thị trường chính là chính phủ đang đẩy mạnh nỗ lực trừng phạt hoạt động thao túng giá cổ phiếu.

Chính phủ đã công bố sẽ phạt đến 500 triệu đồng Việt Nam tương đương 26.400USD đối với hành vi công bố thông tin sai lệch ảnh hưởng đến hoạt động niêm yết hay giao dịch cổ phiếu. Mức phạt đối với hành vi thao túng cổ phiếu và giao dịch nội gián cũng bị điều chỉnh tăng. Quyết định mới sẽ có hiệu lực từ ngày 20/09/2010. HSBC tin rằng quyết định trên đã đi đúng hướng.

Các cổ phiếu được giao dịch ở mức PE 2009 là 11,9 lần, tỷ suất lợi nhuận/vốn (ROE) đạt 18,4% và cổ tức 2,4% (so với thị giá). Nếu tăng trưởng lợi nhuận ở mức 25% trong năm 2010 thì PE là 9,5 lần, cao hơn so với mức 9,2 lần của Hàn Quốc nhưng thấp hơn so với con số 12,2 lần của Thái Lan và 15,4 lần của Philippin. Mức trên cũng thấp hơn nhiều so với 13,6 lần ở thời điểm trước năm 2008.

Tháng 8/2010, có khoảng 30 công ty với giá trị vốn hóa thị trường trên 200 triệu USD.

3.Tiền đồng Việt Nam: Bất chấp việc đã hạ giá trong thời gian gần đây, sẽ vẫn còn áp lực giảm giá lên tiền đồng trong nửa sau năm 2010. Cần phải giải quyết tốt vấn đề thâm hụt thương mại và lạm phát cao trước khi có thể lạc quan về tiền đồng Việt Nam.

Theo HSBC

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Niềm tin của nhà đầu tư ngoại với Việt Nam bị lung lay?
  • Bài toán lãi suất: Vẫn thiếu lời giải
  • Nới lỏng kiểm soát ngân hàng dẫn đến khủng hoảng tài chính
  • Kinh doanh vàng kém chất lượng, vàng sai tuổi: Công khai “móc túi” người mua
  • Thị trường bảo hiểm nhân thọ: Tăng sức cạnh tranh bằng sản phẩm mới
  • Có tiền đầu tư vào đâu?
  • Dư nợ cho vay xây dựng khu đô thị mới tăng trưởng âm
  • Bất động sản sau “giấc ngủ sâu”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!