Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hy vọng sự đảo chiều của dòng vốn FDI


Báo cáo của UNCTAD đánh giá khá lạc quan trường hợp của một số quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Indonesia và Việt Nam, đã có thể duy trì tăng trưởng về FDI - Ảnh: Getty Images.

“Hy vọng sẽ có đảo chiều trong các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á”.

Đó là nhận định được đưa ra trong bản báo cáo phát đi từ Hội nghị Liên hiệp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) diễn ra ngày 17/9.

Dẫn nguồn từ Báo cáo Đầu tư Thế giới năm 2009 của UNCTAD, báo cáo cho biết, lượng FDI đổ vào các khu vực kể trên đã tăng khoảng 17%, đạt con số cao kỷ lục 298 tỷ USD cho cả năm 2008. Nhưng từ quí 4/2008, dòng vốn này đã chậm lại và giảm khoảng 1/3 trong quí 1/2009 so với cùng kỳ của năm 2008. 

Việt Nam đã duy trì tăng trưởng về FDI

Báo cáo với tiêu đề “Các tập đoàn siêu quốc gia, Sản xuất nông nghiệp và Phát triển” đã chỉ ra rằng, tình hình thu hút FDI ở những nền kinh tế có sự khác biệt đáng kể.

Với các dòng tiền đổ vào khu vực ở mức cao trong lịch sử (108 tỷ USD trong năm 2008), Trung Quốc đã trở thành nước tiếp nhận FDI lớn thứ ba trên thế giới, sau Hoa Kỳ và Pháp. Các dòng FDI vào Ấn độ cũng được đẩy lên trong năm 2008 và đạt kỷ lục 42 tỷ USD. “Các dòng tiền này đến từ nhiều khoản đầu tư của các tập đoàn siêu quốc gia (TNCs) hàng đầu, vào nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ”, bản báo cáo cho hay.

Diễn biến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai nền kinh tế mới nổi lớn nhất, thậm chí cả trong lúc cuộc khủng hoảng hiện tại đang diễn ra, đã giúp định hình lại “cảnh quan” các dòng FDI chảy vào khu vực nói riêng, cũng như vào thế giới nói chung.

Có sự khác biệt lớn về dòng FDI chảy vào bốn nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á (NIEs). Trong khi dòng tiền đổ vào Hàn Quốc tăng cao, tiếp tục tăng ở Hồng Kông (Trung Quốc), thì lại có sự giảm mạnh ở Singapore và Đài Loan (Trung Quốc).

Nhưng ngược với xu hướng trên, báo cáo của UNCTAD đánh giá khá lạc quan trường hợp của một số quốc gia ở Đông Nam Á, trong đó có Indonesia và Việt Nam, đã có thể duy trì tăng trưởng về FDI, cho dù cũng phải đối mặt với không ít khó khăn từ khủng hoảng toàn cầu (trừ Malaysia và Thái Lan, các dòng FDI lại có sự giảm nhẹ).

"Do các nền kinh tế của khu vực bị phụ thuộc lớn vào nhu cầu từ bên ngoài nên lượng FDI đổ vào sẽ chỉ tăng khi kinh tế toàn cầu được cải thiện. Hơn nữa, xu hướng chung ở các nước châu Á hiện đang xây dựng các chính sách và luật pháp quốc gia thuận lợi hơn điều đó cũng mở nhiều cơ hội hơn cho các công ty nước ngoài tiến hành làm ăn ở các nước đó", báo cáo của UNCTAD cho hay.

FDI đi ra từ khu vực chậm lại trong năm 2009

Xem xét các dòng FDI đi ra từ Nam Á, Đông Á và Đông Nam Á (cũng là khu vực có ý nghĩa quan trọng với thu hút FDI của Việt Nam), Báo cáo cho biết, trong năm 2008, đầu tư đi ra từ khu vực này đã tăng khoảng 7% lên mức 186 tỷ USD, trong một nỗ lực của các công ty châu Á muốn tìm kiếm các tài sản chiến lược ở nước ngoài.

“Tuy nhiên, do tác động tiêu cực của khủng hoảng toàn cầu tới các công ty siêu quốc gia châu Á, các dòng FDI từ khu vực sẽ không tránh khỏi bị chậm lại trong năm 2009, mặc dù ở mức độ thấp hơn so với nhiều khu vực khác trên thế giới”, Báo cáo của UNCTAD nhận định.

Trung Quốc và Ấn Độ đã trở thành các nguồn quan trọng của đầu tư ra bên ngoài. Tỷ trọng đầu tư của hai nước từ 23% (năm 2007) đã tăng tới 37% (năm 2008) trong tổng lượng vốn đầu tư ra ngoài của khu vực. FDI từ Trung Quốc đặc biệt tăng cao, đạt 52 tỷ USD năm 2008, bằng 132% so với năm 2007, và các dòng tiền ra của Trung Quốc vẫn đang tiếp tục tăng trong năm 2009.

Báo cáo của UNCTAD cho hay, do sự biến đổi lớn tỷ giá tiền tệ và sự suy giảm giá cổ phiếu ở nước ngoài do khủng hoảng, có thể đã tạo ra cơ hội cho các công ty của Trung Quốc tiến hành thâm nhập và chiếm lĩnh ở bên ngoài nhiều hơn.

Các dòng tiền đổ ra nước ngoài của bốn nền kinh tế công nghiệp mới ở châu Á đều đã giảm. Với Hồng Kông là khoảng 2%; từ Đài Loan khoảng 7%; khoảng 18% từ Hàn Quốc; và một khoản lớn đến 63% từ Singapore. Trong khi năm 2008, dòng tiền ra từ các nền kinh tế này lần lượt đạt 60 tỷ USD, 10 tỷ USD, 13 tỷ USD và 9 tỷ USD.

Đặc biệt, các nền kinh tế công nghiệp mới của châu Á chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cuộc khủng hoảng và các khoản FDI đầu tư ra nước ngoài của họ đang tiếp tục suy giảm trong tổng đầu tư của khu vực.

(Theo Anh Quân // VnEconomy)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2009, nguồn vốn FDI toàn cầu giảm mạnh
  • ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2009
  • Trái phiếu Chính phủ: 6 hạn chế và 8 giải pháp phát triển
  • Trật tự tiền tệ toàn cầu mới đang hình thành
  • Khả năng cạnh tranh tài chính của châu Á ngày một tăng
  • Hạn mức an toàn ngân hàng: Cào bằng hay bóc tách?
  • Lợi nhuận ngân hàng: Từ cơ hội đến trở ngại
  • Ngân hàng "thoáng," tiềm ẩn nguy cơ vay tiêu dùng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!