Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

JPMorgan: Giá tăng, tính khả tín của chính sách Việt Nam xuống thấp

Sự thiếu độc lập và độ tin cậy cũng như khuôn khổ chính sách tiền tệ “mơ hồ” của ngân hàng nhà nước Việt Nam đã khiến cho lạm phát tăng nhanh hơn.

Các chính sách “gây ra biến động giá lớn hơn, kỳ vọng lạm phát xấu đi cùng với sự mất giá của Việt Nam đồng”, nhà kinh tế học Matt Hildebrandt của JPMorgan Chase tại Singapore nhận định trong bài phát biểu tại một hội nghị được tổ chức vào 30/10 tại Tp. Hồ Chí Minh.
 
Giá tiêu dùng đã tăng 11,09% trong tháng 11 so với một năm trước đó, tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3/2009. Tuần trước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng công bố, chính phủ sẽ thực hiện một số biện pháp nhằm kiểm soát sự tăng giá, đặc biệt khi dịp Tết Nguyên Đán đang đến gần, vào tháng 2/2011.
 
Ông Hildebrandt nhận định chính sách tiền tệ của Việt Nam có “tính minh bạch và tín nhiệm rất thấp”.
 
Ngày 18/8, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh tỷ giá tham chiếu Việt Nam đồng, tăng 2% lên 18.932 VNĐ/USD, đây là lần điều chỉnh khiến tiền đồng mất giá lần thứ 3 trong năm qua.
 
Theo đánh giá của ông Hildebrandt, chu kỳ lạm phát của Việt Nam là không hợp lý, một phần bởi lịch sử tăng giá nhanh chóng cho thấy kỳ vọng lạm phát chưa bao giờ được “neo giữ đúng mức”. Trước đây, sự tăng giá tiêu dùng đã đạt đỉnh khoảng 500% trong những năm 1980.
 
Các công cụ chính sách phân hóa, thiếu hiệu quả và khó kiểm soát cũng là những yếu tố đóng góp vào tình hình hiện nay.
 
“Lãi suất cơ bản là công cụ chính sách chủ yếu trong năm 2008 và đầu 2009, nhưng ít được sử dụng gần đây,” ông Hildebrandt cho hay, “Chính sách hiện nay có nhiều sự phụ thuộc vào biện pháp tác động tâm lý,  quy định và quản lý hành chính”
 
Theo nhận định của Hildebrandt, Việt Nam có một “Cơ chế điều hành tiền tệ yếu”. “Kết quả là, Việt Nam phải hứng chịu lạm phát cao hơn, biến động giá lớn, chi phí giao dịch tăng cao, phân bổ tín dụng không hợp lý, kém minh bạch và bất ổn cao hơn”.

(dvt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nga: Chảy máu vốn gấp đôi dự báo
  • Hệ thống tiền tệ toàn cầu: Bài toán nan giải
  • Đi tìm lời giải bài toán lãi suất
  • Sau chuyện "nhập khẩu" lạm phát từ Trung Quốc?
  • Năm 2011: Giá đất tối đa trong nội thành Hà Nội là 81 triệu đồng/m2
  • Đầu tư bất động sản Hà Nội: Chọn Đông hay chọn Tây?
  • 15 cổ phiếu đầu bảng danh mục của nhà đầu tư huyền thoại
  • Bất động sản nghỉ dưỡng đang bội thực?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!