Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh tế Nga cần thêm thời gian

Trong bối cảnh của khủng hoảng tài chính, năm 2009 kinh tế Nga bước vào cục diện suy thoái tổng thể. Giống như lời nhận xét của Tổng thống Medvedev, tỷ lệ sản xuất giảm so với dự đoán, khiến cho mức độ suy thoái đối với kinh tế Nga ngày càng sâu đậm hơn. Nền kinh tế suy yếu hơn dự đoán

Hồi đầu năm nay, xu hướng suy thoái kinh tế lan rộng sang nước Nga,  "xứ sở bạch dương" vẫn không thể hình dung được rằng những tổn thất đối với nền kinh tế của họ lại lớn đến vậy. Ban đầu, các nhà hoạch định chính sách trong năm 2009 của Nga đều đưa ra mục tiêu là nền kinh tế sẽ tiếp tục tăng trưởng trong năm nay, và mức tăng trưởng thấp nhất chỉ dừng lại ở 0, cũng như không ước tính mức độ suy thoái kinh tế có thể xuống thấp như ở thời điểm hiện tại.

Hiện tại mức suy thoái kinh tế của nước Nga được thể hiện ở các con số như sau:


Thứ nhất, tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Nga đã giảm gần 10%. Theo các số liệu thống kê của Chính phủ Nga, trong nửa đầu năm nay GDP của Nga đã sụt giảm 10,1%, từ tháng một đến tháng 10 đã giảm 9,9%. Theo như ước tính của Chính phủ Nga, tổng GDP của nước này trong năm nay đã giảm là 8,5%. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD dự đoán rằng con số này của Nga sẽ giảm 8,7% trong khi đó một số chuyên gia phân tích lại cho rằng GDP của Nga sẽ hao đi 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai, là sản xuất công nghiệp giảm sút, chỉ số sản xuất công nghiệp của Nga luôn giảm ở mức độ hai con số. Từ đầu năm nay, mức giảm của sản xuất công nghiệp của Nga đã là 16%, đây là con số giảm kỷ lục đối với kinh tế Nga kể từ năm 1994 cho đến nay. Theo nhận định của các chuyên gia phân tích, trong năm nay, sản xuất công nghiệp của Nga sẽ giảm 11,4%.

Thứ ba, tổng kim ngạch ngoại thương giảm một nửa. Theo như các số liệu được công bố bởi cơ quan thống kê của Nga, chín tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch ngoại thương của Nga là 339,8 tỷ USD, giảm 42,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu là 208 tỷ USD, giảm 44,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng kim ngạch nhập khẩu là 131,5 tỷ USD, giảm 39,8% so với cùng kỳ.

Tuy vậy những hưởng đến xã hội lại nhẹ hơn dự kiến

Bắt đầu bước vào khủng hoảng tài chính, rất nhiều người đã lo ngại rằng sẽ nhìn thấy một nền kinh tế Nga sụp đổ và tình trạng bất ổn xã hội gia tăng giống như  thời kỳ những 90 của thế kỷ trước. Do nước Nga áp dụng những chính sách chống đỡ với khủng hoảng có hiệu quả, khiến cho những tổn hại về kinh tế cũng như ảnh hưởng đối với xã hội vẫn ở mức thấp. Và điều tồi tệ nhất mà mọi người lo lắng đã không xảy ra.

Thứ nhất, nền tảng của hệ thống tài chính tiền tệ Nga vẫn được vận hành. Các nhà hoạch định chính sách của Nga đã không quá lo ngại về con số thâm hụt ngân sách khi bơm một lượng tiền vào ngành ngân hàng, và đạt được những hiệu quả tốt. Hệ thống ngân hàng của Nga vẫn vận hành tốt, thị trường niềm tin ổn định, số tiền gửi của người dân vẫn  tăng lên, nước Nga không xuất hiện tình trạng các ngân hàng phá sản dây chuyền như của Mỹ.

Thứ hai, Chính sách an sinh xã hội không bị ảnh hưởng mạnh. Chính sách an sinh của Chính phủ Nga bao gồm cả việc chi ra 70% tổng chi ngân sách cho bảo hiểm xã hội,  chính sách này cũng nhận được những kết quả khá tốt. Vấn đề thất nghiệp của Nga  tuy vẫn còn những lỗ hổng  nhưng không phải vấn đề quá lớn, trong tháng chín con số thất nghiệp của Nga đã giảm xuống còn 2 triệu người so với con số 2,27 triệu người hồi tháng Tư.

Thứ ba, Chính phủ Nga cũng áp dụng các biện pháp để khống chế lạm phát, từ tháng bảy năm nay, mức lạm phát của Nga đã duy trì ở mức không tăng trưởng trong vòng ba tháng.

Xu hướng phục hồi nền kinh tế vẫn chậm hơn dự kiến

Ban đầu phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin dự đoán  rằng, bắt đầu từ tháng chín, kinh tế Nga đã có những chuyển biến tốt, tuy nhiên kết quả dự đoán này của ông đã không đúng với tình cảnh hiện tại, nền kinh tế Nga vẫn tiếp tục suy yếu.

Sau đó,  Bộ trưởng Bộ Phát triển Kinh tế Nga lại dự đoán rằng, nửa cuối năm nay tăng trưởng kinh tế Nga có phần ổn định hơn so với hồi nửa đầu năm, từ mức tăng trưởng 3,9% tăng lên thành 4,5%. Tuy nhiên trên thực tế kinh tế Nga không xuất hiện mức tăng trưởng mạnh như vậy, mà chỉ là những con số tăng trưởng còn khá chậm chạp và đang nhích lên dần dần.
 
(Trang tin VN&QT)

 

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Khủng hoảng Dubai - hồi chuông cảnh báo kinh tế Trung Quốc
  • Phố Wall lại “âm thầm nhận tiền thưởng cao”
  • Kinh tế Anh vẫn mắc kẹt trong khủng hoảng
  • 2010: Kinh tế Mỹ phải trải qua hai cửa ải
  • Năm 2010, 35 công ty kiểm toán được chấp thuận
  • Tín dụng Nhà nước 2010: Sẽ không rải mành mành
  • Geithner: Sẽ không có làn sóng thứ hai của khủng hoảng
  • Ai sẽ “về đích” trong cuộc chiến chống khủng hoảng?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!