Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ít doanh nghiệp vừa và nhỏ được vay từ nguồn chính thức

Các diễn giả tham gia tại buổi hội thảo. Ảnh: T.Triều

Tiến sĩ Võ Trí Thành, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu & quản lý kinh tế Trung ương cho biết một cuộc điều tra mới đây cho thấy có đến ba phần tư doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam phải đi vay vốn từ những nguồn phi chính thức để tồn tại và phát triển.

“Điều này cho thấy rằng, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng chính thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam là rất thấp”, ông Thành nói tại buổi tọa đàm "Chiến lược cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam vượt qua khủng hoảng" ngày 4-5.

Buổi tọa đàm được phối hợp tổ chức bởi Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh (ACCA) và báo Doanh nhân Sài Gòn với sự tham dự của gần 200 doanh nghiệp.

Ông Thành cho biết cuộc khảo sát trên được thực hiện bởi một cơ quan thuộc chính phủ Đức và Viện nghiên cứu & quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Các nguồn tín dụng chính thức mà các doanh nghiệp hiện có thể tiếp cận được là từ trái phiếu, cổ phiếu, và vốn ngân hàng. Để vay vốn từ trái phiếu đòi hỏi doanh nghiệp phải là doanh nghiệp lớn và được sự bảo lãnh tốt, vì vậy các doanh nghiệp vừa và nhỏ gần như không thể tiếp cận được.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán thì đang trong giai đoạn “lình xình” và không phải doanh nghiệp nào cũng thành công khi huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Như vậy, tín dụng ngân hàng được xem là nguồn vốn căn bản của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ông Thành nói.

Việc khó khăn của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi tiếp cận vốn ngân hàng có nhiều nguyên nhân như vai trò Nhà nước, cách nhìn nhận của ngân hàng, và năng lực của doanh nghiệp.

Các hình thức hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như quỹ hỗ trợ trợ tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa qua chưa thực sự hiệu quả vì chỉ có hai quỹ tại hai thành phố lớn hoạt động. Trong khi đó, mặc dù các ngân hàng hiện nay đã chuyển hướng sang các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhiều hơn trước nhưng điểm yếu nhất của các ngân hàng là rất ngại xếp hạng tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cái yếu thứ ba đến từ chính các doanh nghiệp do khả năng trình bày dự án để thuyết phục ngân hàng cho vay cũng như cung cấp thông tin minh bạch chính xác cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp hiện nay.

Ông Brendan Murtagh, Chủ tịch Hiệp hội Kế toán Công chứng Anh, cho biết theo một khảo sát do Economist Intelligence Unit thực hiện trên doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn thế giới cho thấy khả năng chịu đựng và phục hồi ấn tượng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khủng hoảng. Tuy nhiên, vị thế tiền mặt yếu tiếp tục là một thử thách đáng kể đối với khu vực doanh nghiệp này trong trung hạn.

“Đối với ACCA, mối quan ngại thực sự nằm ở chỗ cho tới khi có sự ổn định về cung cấp tài chính tới năm 2011, thì sự phục hồi sau khủng hoảng vẫn còn rất mong manh, và một phần đáng kể doanh nghiệp vừa và nhỏ (29%) đã không thể trông đợi một điều kiện nào giúp cho sự thay đổi hoặc không thể nói là sẽ thay đổi được”, ông Brendan nói.

Theo ông Thành, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần nhận thức được yêu cầu của ngân hàng và các tổ chức cung ứng vốn để chủ động công bố và minh bạch hóa thông tin. Đây là một nhân tố quan trọng để có được niềm tin của nhà đầu tư, các tổ chức có khả năng cung ứng vốn.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp vừa và nhỏ cần tham gia có hiệu quả vào hoạt động của các hiệp hội, nhằm cải thiện mối liên kết với các doanh nghiệp khác hoặc với ngân hàng, các tổ chức cung ứng vốn.

Cùng tham gia trong hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có tiếng nói có trọng lượng hơn trong việc đề xuất với Chính phủ, đặc biệt là những đề xuất liên quan đến phát triển đối tượng doanh nghiệp này nói chung và tăng cường khả năng tiếp cận nguồn vốn chính thức nói riêng, ông Thành nói.

(Theo Thủy Triều // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Chuyên gia dự đoán dòng tiền đổ vào chứng khoán sẽ tăng
  • Khơi dòng vốn đầu tư từ Nhật Bản: Cần cụ thể hóa các thế mạnh
  • Standard Chartered Bank: Dòng vốn đầu tư vào Việt Nam đang được cải thiện
  • Sớm tìm giải pháp hạ lãi suất
  • Biến động tỷ giá: “Người cười nụ, người khóc thầm”
  • Không còn mức “đỉnh” lãi suất huy động VND 11,99%/năm
  • Thị trường tài chính Việt Nam chủ yếu vẫn đi... một chân
  • Nợ công tăng đe dọa hệ thống tài chính toàn cầu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!