Tập trung chặn đà suy giảm kinh tế không chỉ là công việc cấp thiết được Chính phủ rất coi trọng, mà đó cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, được Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) vừa bế mạc tại Hà Nội, quán triệt sâu sắc.
Thực tế cho thấy, sau ba năm thực hiện Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhiều thành tựu đã được ghi nhận. Bình quân tăng trưởng kinh tế trong 3 năm qua vẫn cao hơn mục tiêu Nghị quyết Đại hội X của Đảng đề ra (7,5-8%) và cao hơn bình quân giai đoạn 2001-2005 (7,5%); thu nhập bình quân đầu người năm 2008 đã vượt ngưỡng 1.000 USD - ngưỡng nước có
thu nhập thấp; kim ngạch xuất nhập khẩu cũng đạt kết quả khá cao, với tốc độ tăng trưởng cao và tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 đã đạt 62,9 tỷ USD, gần tiến đến mục tiêu đề ra cho năm 2010 là 68-69 tỷ USD; cán cân thanh toán thặng dư (năm 2008 là 2,5 tỷ USD); các thành phần kinh tế tiếp tục phát triển; thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục được xây dựng…
Tuy nhiên, rất có khả năng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội sẽ không đạt mục tiêu Nghị quyết đề ra. Điển hình là mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo… và thậm chí ngay cả mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Bởi lẽ, với những diễn biến hiện tại của nền kinh tế trong và ngoài nước, không có gì đảm bảo mọi kế hoạch sẽ về đích suôn sẻ.
Chính vì vậy, rất dễ hiểu khi Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) đề ra mục tiêu và các nhiệm vụ, giải pháp lớn từ nay cho đến hết nhiệm kỳ là phải chủ động ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội, giữ vững quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội… Vấn đề đặt ra là, làm sao để thực hiện toàn vẹn các mục tiêu và nhiệm vụ này.
Phải dựa vào nội lực, phát huy nội lực là chủ yếu, đồng thời tranh thủ ngoại lực, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng XHCN. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã khẳng định như vậy, đồng thời cũng chỉ ra rằng: "Hội nghị Trung ương lần này đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Nhưng điều có ý nghĩa quan trọng hơn là chúng ta phải tổ chức quán triệt và thực hiện có hiệu quả các quyết định của Trung ương". Nghĩa là, thêm một lần nữa, vai trò của công tác điều hành được đặt lên hàng đầu.
Đây thực ra cũng là vấn đề luôn được Chính phủ quan tâm. Trong 8 nhóm giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát đầu năm 2008, hay 5 nhóm giải pháp nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế hồi cuối năm 2008, cũng như 6 nhóm giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 mà Chính phủ vừa ban hành, giải pháp điều hành, tuy bao giờ cũng được đặt ở vị trí cuối cùng, song luôn được nhấn mạnh về tầm quan trọng của nó.
Muốn điều hành tốt thì cần phải có những con người tốt. Muốn thực thi bất cứ nhiệm vụ nào được tốt, cũng cần có những con người làm việc giỏi. Chính vì thế, việc tại Hội nghị lần thứ 9, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) lần này, sau hơn 10 năm triển khai thực hiện, "Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước" (Nghị quyết Trung ương 3 - khoá VIII) được đưa ra thảo luận- càng trở nên có ý nghĩa.
Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất và năng lực tốt, có cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm sự chuyển tiếp liên tục, vững vàng của các thế hệ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới… chính vì thế càng trở nên quan trọng.
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
Bộ Tài chính (BTC) vừa ban hành nhiều văn bản nhằm tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, ngăn chặn đà suy giảm kinh tế.
Nền kinh tế càng khó khăn thì số lượng doanh nghiệp (DN) lâm vào phá sản, giải thể do nợ xấu dây dưa ngày càng nhiều. Các chủ nợ (chủ yếu là các tổ chức tín dụng) cũng rơi vào tình cảnh khó khăn do khách nợ không có khả năng trả.
Từ đầu quý IV/2008 trở lại đây, nhiều gói thầu xây lắp có quy mô lớn thuộc các dự án xây dựng cảng biển, đường bộ, công trình cầu vượt sông do Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, được thực hiện dưới hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế đã không thể tìm được nhà thầu.
Kích cầu là giải pháp đặc biệt đối với nền kinh tế, cần được thực hiện nhanh, gọn và trong thời điểm nhất định. Nhưng gần 2 tháng nay, chúng ta vẫn nói mãi một câu chuyện nên ưu tiên lĩnh vực nào, kích cầu ra sao…
Qua một năm được coi là sóng gió nhất trong hơn 20 năm đổi mới của nền tài chính quốc gia, có thể mỉm cười vì sự ứng phó kịp thời và linh hoạt của chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn nhiều trăn trở và lo toan...
Sau 2 năm gia nhập WTO, nguồn vốn FDI đăng ký mới qua các năm của Việt Nam tăng nhanh đột biến, từ 12 tỷ USD năm 2006 tăng lên trên 64 tỷ USD trong năm 2008, tức tăng gấp 5 lần so với năm 2006.
Các ngân hàng thương mại sẽ đồng loạt giảm lãi suất cho vay trước hạn, một động thái san sẻ khó khăn với doanh nghiệp.
Không tránh khỏi vòng xoáy của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, cũng như hầu hết các ngành kinh tế khác, thu hút vốn đầu tư nước ngoài năm 2009 chỉ đặt mục tiêu khoảng 20 tỷ USD vốn đăng ký, bằng 30% mức của năm 2008.
Ngày 6-8, Thanh tra Chính phủ đã có văn bản thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, pháp luật tại Kho bạc Nhà nước Việt Nam, qua đó phát hiện nhiều sai phạm trong điều tiết thu ngân sách, tạm ứng vốn, áp dụng lãi suất tiền gửi...
Thanh khoản hệ thống dồi dào, thị trường ngoại hối ổn định, tăng trưởng tín dụng vẫn bế tắc và nhiều khả năng khó đạt được mục tiêu đề ra.. là những nét chính của thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm.
Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, 6 tháng đầu năm 2014, toàn hệ thống tổ chức tín dụng mua 200 nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ và tín phiếu Kho bạc Nhà nước, tương ứng khoảng 90% giá trị trái phiếu và tín phiếu do Chính phủ phát hành trong 6 tháng đầu năm.
“Để phát triển Phú Quốc trở thành một trung tâm dịch vụ du lịch lớn của cả nước và khu vực Đông Nam Á, cần thiết phải có những chính sách ưu đãi vượt trội”.
Đã đến lúc thế hệ Gen Y là động lực phát triển kinh tế chính của thế giới về tiêu dùng, đầu tư, tiết kiệm, dịch vụ tài chính…Do đó, họ sớm trở thành khách hàng quan trọng của ngân hàng bán lẻ.
TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam cho rằng, nếu tính đủ cả nợ doanh nghiệp nhà nước thì mức nợ công hiện nay đã vượt quá trần nguy hiểm rất nhiều.
“Khủng khiếp”, đó là chữ được TS. Trịnh Tiến Dũng, nguyên trợ lý Giám đốc Quốc gia - Trưởng ban Cải cách khu vực công UNDP Việt Nam, dùng để nói về độ lớn mức vay nợ của các doanh nghiệp nhà nước, có liên quan mật thiết đến nợ công.
Đó là ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo 'Bảo hiểm hưu trí tự nguyện: Cơ hội cho doanh nghiệp và người lao động' do Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Báo Diễn đàn doanh nghiệp tổ chức ngày 30.7
Bài viết này nhằm mục đích xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam thông qua một phương pháp tiếp cận đơn giản. Mô hình ước lượng của chúng tôi sử dụng cơ sở lý thuyết về lạm phát cho một nền kinh tế nhỏ và mở. Bài viết cố gắng đưa một một vài gợi ý thận trọng cho chính sách kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong giai đoạn thực hiện chính sách kích cầu.
Dù lạm phát vẫn đang ở mức thấp hơn so với năm 2008, nhưng tỷ lệ này tăng mạnh từ giữa năm 2009 và đang trở thành nguy cơ lớn nhất đối với Ấn Độ và Việt Nam. Trung Quốc; Singapore đã tuyên bố nâng giá đồng tiền; Ngân hàng Trung ương Ôxtrâylia, Ấn Độ, Malaixia, Philíppin và Việt Nam cũng đã lần lượt tăng lãi suất trong mấy tháng qua. Nỗi lo lạm phát gia tăng đang đè nặng lên các nền kinh tế Châu Á.
Với số nợ và mức thâm hụt thương mại quá lớn với Trung Quốc như hiện nay, Mỹ đã gia tăng áp lực bằng mọi cách buộc Trung quốc phải "thả lỏng" đồng nhân dân tệ. Ngày 15-4 sắp tới, Bộ Tài chính Mỹ sẽ phải đưa ra tuyên bố xem Trung Quốc có phải là “nước thao túng tiền tệ” hay không. Khả năng xảy ra cuộc chiến tranh tiền tệ mới là rất lớn, theo giới phân tích đây có thể là một phần của âm mưu toàn cầu nhằm thiết lập trật tự thế giới mới.
72% doanh nghiệp tư nhân VN căng thẳng vì vốn. Theo Standard Chartered đồng Việt Nam sẽ giảm giá hơn nữa trong thời gian tới và lạm phát của VN năm nay sẽ ở mức 8,9%. Cơ chế lãi suất trần không còn phù hợp với thực tế. Ngân hàng Nhà nước cần phải thay đổi cơ chế cũ bằng một cơ chế mới, nếu không sẽ gây ra sự đè nén, kiềm chế sự phát triển kinh tế cũng như làm cho sự lưu thông tiền tệ có những tắc nghẽn và biến tướng khó kiểm soát.
Trong một thời gian ngắn, nhằm khơi thông nguồn cung cầu trên thị trường ngọai tệ, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã liên tục có 2 lần thay đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ. Nhiều chuyên gia dự báo sẽ có thêm một đợt thứ ba trong năm nay, nhưng chưa biết khi nào - có thể vào quý III năm 2010? Liệu có xuất hiện tâm lý bất an khi sở hữu đồng nội tệ ?
Năm 2009 là năm không yên ả đối với thị trường tài chính Việt Nam khi các lĩnh vực tiền tệ, ngoại hối, thị trường vốn đều biến động phức tạp và liệu thực tế này có tái hiện trong năm nay không lại là câu hỏi không dễ trả lời.
Quyết định của Ngân hàng Nhà nước cho phép các ngân hàng thương mại được cho vay lãi suất thỏa thuận đối với các khoản vay trung dài hạn và thu thêm phí đối với các khoản vay ngắn hạn đang gây phản ứng trái nhiều từ các góc nhìn quan sát. Lãi suất thoả thuận đối với các khoản cho vay trung dài hạn của doanh nghiệp có nơi lên đến 18%/năm. Nhiều ý kiến cho rằng, mức này đã đến giới hạn chịu đựng của doanh nghiệp.
Việt Nam đã vượt qua đáy suy thoái kinh tế nhưng thị trường tiền tệ vẫn chưa bền vững, rủi ro cao. Chính phủ nên tập trung ổn định kinh tế vĩ mô, không nên chạy theo giải pháp phá giá tiền đồng.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia, thị trường nhà đất năm 2010 sẽ có nhiều áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước và thách thức trước sự đổ bộ nhiều hơn của nhà đầu tư nước ngoài. Giới đầu tư cần có góc nhìn thực tế hơn và họ sẽ phải đau đầu đối diện với thách thức chọn sản phẩm nào và bán cho ai.
Do nhu cầu nhà đất còn rất lớn nên việc đầu tư vào thị trường bất động sản hằng năm lợi nhuận có thể đạt từ 25%-30%, nếu gặp đột biến có thể lên đến 150%.