Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp - Doanh nhân: Mua nợ cứu doanh nghiệp

Nền kinh tế càng khó khăn thì số lượng doanh nghiệp (DN) lâm vào phá sản, giải thể do nợ xấu dây dưa ngày càng nhiều. Các chủ nợ (chủ yếu là các tổ chức tín dụng) cũng rơi vào tình cảnh khó khăn do khách nợ không có khả năng trả.

Ảnh: Đức Thanh
Chỉ riêng hệ thống ngân hàng, theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, tính đến thời điểm cuối năm 2008, nợ xấu đã lên tới 43.500 tỷ đồng, chiếm 3,5% tổng dư, tăng 8.500 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý III/2008. Chỉ tính riêng khoản tiền này không được đưa vào lưu thông, nền kinh tế đã bị chôn một lượng vốn khổng lồ. Chính vì vậy, theo Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng, Bộ Tài chính và các bộ, ngành hữu quan phải có trách nhiệm phát triển thị trường mua bán nợ, trong đó phải đẩy mạnh hoạt động của Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN (DATC).

“Nợ nần tồn đọng dây dưa, kéo dài không chỉ hạn chế quá trình sắp xếp, đổi mới DN nhà nước, đặc biệt là làm cản trở quá trình cổ phần hoá, mà còn kìm hãm sự phát triển kinh tế. Chính vì vậy, nhiệm vụ của DATC trong năm 2009 và những năm tiếp theo là thực hiện mua bán nợ của khối DN nhà nước và cả các DN, tổ chức thuộc mọi thành phần kinh tế; tái cơ cấu lại hoạt động sản xuất - kinh doanh của các DN”, Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng giao nhiệm vụ và phân tích, năm 2009, các dự báo đều cho thấy, nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn căng thẳng, nếu không có các biện pháp kịp thời để hỗ trợ DN, đặc biệt là việc làm lành mạnh hoá tình hình tài chính thông qua hoạt động mua bán nợ và tài sản tồn đọng, thì sẽ có nhiều DN rơi vào tình trạng phá sản, giải thể. Khi đó, không chỉ mất tài sản nhà nước, nền kinh tế mất đi nhiều thương hiệu, nguồn thu ngân sách giảm…, mà còn nảy sinh vấn đề nữa là hàng loạt lao động mất việc làm, tác động mạnh đến mục tiêu bảo đảm an sinh xã hội.

Thực tế hoạt động mua bán nợ của DATC cho thấy, chỉ trong năm 2008, Công ty này đã ký được 88 hợp đồng mua nợ và tài sản tồn đọng, với tổng giá trị theo sổ sách lên tới 1.600 tỷ đồng, đưa tổng số nợ mua được từ các ngân hàng thương mại và các chủ nợ khác đạt 5.883 tỷ đồng sau 5 năm đi vào hoạt động. Trong đó, chỉ có 336 tỷ đồng nợ mua theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, còn lại là mua theo cơ chế thị trường dưới hình thức thoả thuận.

Cùng với việc mua nợ, DATC đã tích cực xử lý các khoản nợ và thực hiện tái cơ cấu DN để thu hồi nợ, bao gồm cả hình thức chuyển nợ thành vốn góp. Theo Tổng giám đốc DACT Phạm Thanh Quang, kết quả của sự can thiệp kịp thời của Nhà nước (thông qua DATC) là hàng loạt DN đứng trên bờ vực phá sản, nợ nần dây dưa không có khả năng trả… đã được phục hồi, không chỉ trả được nợ cho DATC với tổng số tiền lên tới 1.178 tỷ đồng, mà còn giúp hệ thống ngân hàng xử lý nhanh được khoản nợ tồn đọng, hỗ trợ DN vượt qua khó khăn, hoạt động sản xuất - kinh doanh đã ổn định trở lại.

Ngành xây dựng công trình giao thông là ngành gặp nhiều khó khăn nhất trong thời gian qua. Ông Đinh Xuân Vinh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 6 (Cienco 6) nhận định: “Nếu DATC không can thiệp bằng cách mua các khoản nợ của ngân hàng, đồng thời tái cơ cấu lại DN thì không biết sẽ có bao nhiêu DN trong ngành phải phá sản, giải thể. Theo đó, hàng loạt tổng công ty cũng gặp phải khó khăn, cản trở quá trình cổ phần hoá toàn tổng công ty”.

Dư nợ cho vay của hệ thống ngân hàng đối với DN ngoài quốc doanh ngày một tăng, cùng với quá trình cổ phần hoá DN nhà nước làm giảm số lượng DN nhà nước và quá trình thành lập DN hoạt động theo Luật DN sẽ khiến nợ xấu của đối tượng này ngày một tăng. Vì vậy, sau khi cổ phần hoá, nhiều DN tỏ ra lo lắng, đến một lúc nào đó hoạt động sản xuất - kinh doanh gặp khó khăn, nợ tồn lớn, tình hình tài chính mất cân bằng, nếu không được sự can thiệp của DATC sẽ không biết xử lý thế nào.

Giải toả lo lắng trên, ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộï Tài chính cho biết: “Từ năm 2009 trở đi, DACT sẽ chủ động đa dạng hoá các hình thức mua bán nợ, xử lý nợ để đẩy mạnh hoạt động mua bán nợ, nhưng trước mắt tập trung xử lý nợ và tài sản tồn đọng tại các DN nhà nước góp phần đẩy nhanh quá trình sắp xếp lại DN nhà nước. Về lâu dài, DATC sẽ mở rộng việc mua bán nợ và tài sản tồn đọng của các loại hình DN và các tổ chức kinh tế khác, nhằm giúp hệ thống ngân hàng, chủ nợ xử lý nhanh các khoản nợ, lành mạnh hoá tài chính và tăng tiềm lực tài chính cho các DN gặp khó khăn”.

Vẫn theo ông Ninh, hoạt động mua bán nợ hiện còn khá mới mẻ với Việt Nam, nhưng đối với các nước trên thế giới thì đã xuất hiện từ khá lâu, diễn ra ngày một sôi động. Chính vì vậy, ngoài việc tạo hành lang pháp lý để DATC mở rộng việc mua bán nợ tại các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, Bộ Tài chính sẽ nghiên cứu để thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển, tạo điều kiện cho các định chế khác tham gia vào lĩnh vực này.

 


 

( Theo báo Đầu tư )

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Góc nhìn Đầu Tư Đưa quyết sách vào cuộc sống
  • Kinh tế-Đầu tư Cụ thể hoá các giải pháp chặn đà suy giảm kinh tế
  • Nhiều gói thầu lớn không tìm được nhà thầu
  • Kích cầu – sao mãi vẫn “treo”?
  • Thị trường tài chính: Mới bước qua cơn bĩ cực
  • FDI năm 2009 vẫn triển vọng cho các dự án đầu tư trung và dài hạn
  • Ngân hàng “chơi đẹp”
  • Thu hút vốn FDI: Triển vọng trung và dài hạn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!