Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Bão’ lãi suất đe dọa sản xuất, kinh doanh

 Không chịu “bình chân” ở mức 14% một năm mà một số ngân hàng đã mạnh tay điều chỉnh lãi suất lên đến 17%, 17,6%, thậm chí 18%. Giới phân tích e ngại, tình trạng này sẽ khiến sản xuất, kinh doanh ngưng trệ.

Ngưng trệ sản xuất, kinh doanh

Một ngân hàng sau khi điều chỉnh lãi suất lên 17,6% trong ngày 8/12, đã phải điều chỉnh xuống mức 14% một năm, nhưng một số ngân hàng khác thì vẫn giữ nguyên lãi suất. Tại Techcombank, buổi chiều mức lãi suất niêm yết ở cổng vào là 13,5%, nhưng khi giao dịch, khách hàng được cộng thêm 3,5%. Trong khi buổi sáng, nhân viên ngân hàng này liên tục nhắn tin, chào mời khách hàng gửi tiết kiệm mức 17%, chưa tính thưởng, còn “dụ” những ai “mai mối”, đưa khách đến ngân hàng này gửi tiền, sẽ được thưởng 500.000 đồng. Như vậy ngân hàng này vẫn đang giữ mức lãi suất 17% một năm. Theo xác nhận của nhân viên tín dụng tại một số phòng giao dịch, trong 3 ngày (từ 8 đến 10/12), Techcombank đặt “mục tiêu” huy động được 30 tỷ, vì thế Techcombank đã đưa ra mức lãi suất cao nói trên.

Theo nhiều lãnh đạo ngân hàng, chưa bao giờ lãi suất lại “rối tung” như hiện tại. Chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí nói: “Lãi suất kiểu này, tôi là nhà kinh doanh, tôi… gác việc buôn bán nhọc nhằn lại để gửi tiền tiết kiệm thôi”.

Việc lãi suất liên tục cao, không chỉ liên đới đến các ngân hàng, mà ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và kinh doanh. Quan ngại hơn, đồng vốn cuối năm đang nóng nhưng đơn vị sản xuất, kinh doanh không thể vay được tiền, hoặc vay với giá quá cao, thì chuyện thiếu hàng hóa, lạm phát cao là điều thấy trước.

Ông Nguyễn Văn Tuân lý giải nguồn cơn của lãi suất tăng  17, 18% một năm là từ chính sách. Điều tiết chính sách kinh tế không bằng thị trường, mà bằng mệnh lệnh hành chính; bằng chính sách thì giật cục. “Không có nước nào mà “đùng một cái, lãi suất tăng lên 5, 7%, điều chỉnh tỉ giá thì lên đến 2%, 3%...; trong khi  ngân hàng thì cho mở quá nhiều, cạnh tranh khốc liệt với nhau…”.

“Ông to” cũng “chảy máu” lãi suất

Đến 17h30 ngày 8/12, hầu hết phòng giao dịch của Techcombank tại TP HCM vẫn sáng đèn, các giao dịch viên vẫn làm việc miệt mài. Theo một nhân viên tại Phòng Giao dịch Bàu Cát (phường 14, quận Tân Bình), từ 8 đến 10/12, các phòng giao dịch của Techcombank sẽ làm việc sau 17h, để tăng thời gian gửi tiền cho khách.

Việc Techcombank rầm rộ quảng cáo bằng nhiều cách nâng lãi suất lên 17% đối với kỳ hạn 1 tháng vào 8/12, đã thu hút lượng lớn khách hàng gửi tiết kiệm. Khách hàng Thu Hiền, giao dịch tại Techcombank (đường Cộng Hòa), cho biết, chị vừa rút tiền ở Vietcombank gần đấy, đến đây để gửi, hưởng lãi suất cao. Do mức lãi chị Hiền gửi ở Vietcombank chỉ 12% một năm, nên “chênh lệch” đến 5%, mình phải rút ra để gửi ở chỗ cao hơn”. Tính toán của chị, với 100 triệu đồng, mỗi tháng chị sẽ có thêm khoảng 500.000 đồng, so với mức gửi ở Vietcombank.

Không chỉ Vietcombank chịu cảnh “chia sẻ” khách hàng với Techcombank hay một số ngân hàng khác có lãi suất chạm 17,6%, 18% mà các đại gia như ACB, Eximabank cũng trong tình trạng tương tự. Chỉ 9h đến 9h30 hôm qua, tại ACB (đường Nguyễn Sơn), đã có 10 khách hàng có nhu cầu giao dịch rút tiết kiệm trước hạn, với mục đích chuyển sang ngân hàng có  lãi suất từ 17% trở lên. Nhưng ACB luôn tìm cách “níu chân” khách hàng. Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó Tổng giám đốc ACB, nói: “Số lượng khách hàng rút tiết kiệm trước hạn khá nhiều, và chính sách của chúng tôi là giữ khách hàng, nên ngân hàng phải năn nỉ bằng nhiều cách, trong đó có thỏa thuận lãi suất cao hơn mức đang áp dụng”. Dù hiện tại, một số chương trình huy động của ACB lãi suất đã gần chạm mức 14% năm, nhưng ông Toại từ chối đưa ra mức cụ thể mà ngân hàng này “dụ” khách hàng ở lại.

Không có “cơ chế” kiểu ACB, Vietcombank nhìn khách hàng chuyển sang các ngân hàng có lãi suất huy động cao hơn. “Chúng tôi đã cam kết làm theo đồng thuận, đành nhìn khách hàng ôm tiền đi gửi nơi khác, chứ biết làm sao”, ông Nguyễn Văn Tuân, Phó tổng giám đốc VCB, nói.

Techcombank - “thủ phạm” làm lãi suất tăng bất thường

Đến 18h ngày 8/12, Techcombank vẫn chưa có hành động nào điều chỉnh lãi suất huy động. Ngân hàng Nhà Nước đã có cuộc họp với UBND thành phố Hà Nội, do lãi suất huy động tăng bất thường trong ngày 8/12. Cuộc họp chỉ Techcombank là “thủ phạm” dọn đường cho một số ngân hàng khác nâng lãi suất lên 17,6% và 18% một năm, và cuộc dọn đường này không vì lý do căng thẳng vốn. Theo đánh giá của Ngân hàng Nước, hệ số sử dụng vốn hiện nay không cao, tăng trưởng tín dụng phù hợp với mặt bằng chung cả nước, và thanh khoản vẫn đủ đảm bảo thanh toán, nên việc các ngân hàng thương mại đổ lý do căng thẳng vốn là điều không thực tế.

 

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Nhập vàng vẫn khó bình ổn thị trường
  • CTCK “lấn sân” ngân hàng huy động vốn
  • Nhắc lại chuyện sàn vàng
  • Bất động sản du lịch: Cơ hội mở cho nhà đầu tư tiềm lực
  • Luồng vốn mới cho bất động sản
  • Tăng vốn điều lệ: Cá nhỏ khó vượt vũ môn
  • Khách vay tiền cũng chóng mặt với lãi suất
  • Diễn biến tích cực của thị trường ngoại hối
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!