Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tăng vốn điều lệ: Cá nhỏ khó vượt vũ môn

Đến nay, kế hoạch tăng vốn điều lệ đáp ứng theo lộ trình quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP vẫn chưa được triển khai, trong khi đó thời gian còn lại của năm 2010 chỉ vỏn vẹn 1 tháng.

Đồng thời, trong ngày cuối tuần, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục phát đi thông điệp, yêu cầu các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) thực hiện việc tăng vốn điều lệ đúng quy định tại Nghị định 141 nên áp lực tăng vốn của ngân hàng (NH) dồn vào tháng cuối năm.

Tính đến nay, vẫn còn không ít NHTMCP chưa hoàn thành kế hoạch phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Điển hình như: Navibank, WesternBank, Ficombank, GiaDinhBank, Mekong Bank...

Các NH cho biết, kế hoạch tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng chắc chắn sẽ được hoàn thành trong tháng Mười hai.

Tuy nhiên, trước viễn cảnh kinh tế và tình hình thị trường chứng khoán hiện nay, việc tăng vốn của các NH sẽ khó tránh được ảnh hưởng. Bởi giá cổ phiếu NH tiếp tục trong xu thế điều chỉnh.

Đáng chú ý là cổ phiếu của NH quy mô nhỏ và vừa đang đối mặt với những khó khăn trong việc đáp ứng lộ trình tăng vốn theo quy định.

Chẳng hạn, tại Navibank, dù cổ phiếu NH này đã được niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội (HNX) cách đây vài tháng, song giá cổ phiếu NVB hiện không thể giữ được mức bằng mệnh giá 10.000 đồng/cổ CP.

Trong khi đó, cổ đông lớn của NH này là Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã đưa ra quyết định thoái vốn.

Trường hợp cổ đông lớn nhà nước góp vốn vào một số nhà băng trước đây đã tính đến xu hướng thoái trào cũng đang xảy ra ở nhiều NHTMCP.

Cụ thể, ở một NHTMCP có trụ sở tại TP.HCM, với phương án tăng vốn điều lệ lên 3.500 tỷ đồng trong năm nay đã được NHNN chấp thuận và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông qua.

Trong giai đoạn 1, NH này phát hành cổ phần tăng vốn điều lệ từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng, tương ứng 45 triệu cổ phần thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu.

Thế nhưng, trong đợt thu hút vốn lần này, một số cổ đông lớn là doanh nghiệp nhà nước bao gồm: Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước TP.HCM, Công ty Phát triển công nghiệp Tân Thuận, BIDV, Tổng công ty Địa ốc Sài Gòn... chiếm khoảng 18,74% vốn điều lệ không tham gia mua cổ phần phát hành tăng vốn.

Vì thế, HĐQT đã cho chào bán số cổ phần của cổ đông không mua cho các đối tượng khác và kết quả một số cá nhân đã có nguyện vọng đăng ký mua và nộp tiền phần cổ đông hiện hữu không mua hết.

GiaDinh Bank cũng mới hoàn tất việc tăng vốn từ 1.000 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng. Vào cuối tháng này, GiaDinh Bank tiến hành đại hội cổ đông bất thường để bầu bổ sung thành viên HĐQT.

Nhưng chắc chắn trong cuộc họp đại hội cổ đông bất thường lần này, vấn đề về tăng vốn điều lệ sẽ được nhắc tới. Tuy nhiên, một nguồn tin cho hay, sau đại hội bất thường vào cuối tháng, GiaDinh Bank sẽ đổi tên, mang thương hiệu của cổ đông mới.

Với diễn biến thị trường hiện nay, không ít nhà đầu tư hiện hữu vẫn tỏ ra e ngại khi bỏ vốn đầu tư cổ phiếu NH nên tiến độ nộp tiền mua cổ phần sẽ không được như kỳ vọng.

Thực tế đã có NH phải gia hạn thời gian nộp tiền mua cổ phiếu (chẳng hạn tại DaiA Bank vào khoảng giữa tháng 11/2010).

Trong khi đó, theo quy định tại Nghị định 141/2006/NĐ-CP trước khi năm tài chính 2010 khép lại, vốn điều lệ của NHTMCP phải đạt tối thiểu 3.000 tỷ đồng. Nếu không có khả năng hoàn tất, NH nhỏ phải sáp nhập, hoặc bán lại một phần vốn.

(Doanh nhân Sài Gòn)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!