Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất: Nguội đầu vào, vẫn nóng đầu ra

Mặt bằng lãi suất huy động tiền đồng rục rịch giảm nhẹ trong tuần đầu tiên của tháng 7, phản ánh tình trạng thanh khoản tích cực của hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, đây không hẳn là yếu tố tác động trực tiếp làm giảm lãi suất cho vay trên thị trường.

Qua thời chạy đua(?)


Bước sang tuần thứ hai của tháng 7, mặt bằng lãi suất huy động danh nghĩa và thỏa thuận của nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) bắt đầu có dấu hiệu giảm đáng kể ngay sau động thái NHNN giảm lãi suất thị trường mở từ 15% xuống còn 14%. Trên danh nghĩa, lãi suất huy động của một số NHTM bắt đầu lùi xuống dưới mức 14%/năm - vốn được coi là trần lãi suất huy động tối đa được phép theo như quy định của NHNN.

Các ghi nhận cho thấy, ACB, Eximbank, DongABank và SCB mới đây chính thức công bố biểu lãi suất huy động mới, trong đó kéo lãi suất huy động ở tất cả các kỳ hạn (ở một số sản phẩm huy động) xuống dưới mốc 14%/năm. Eximbank trong biểu lãi suất áp dụng cho tiền gửi cá nhân chỉ ấn định lãi suất cao nhất ở mức 13,85%/năm, đồng thời áp dụng một mức lãi suất 12%/năm cho các kỳ hạn gửi tiền từ 15 tháng trở lên.

SCB mới đây cũng kéo lãi suất các kỳ hạn tiền gửi thông thường 6-13 tháng xuống còn 13,5% cùng lúc với việc ấn định lãi suất các kỳ hạn trên 13 tháng là 13%/năm. Trước đó, ACB cũng công bố biểu lãi suất huy động VND mới với việc ấn định lãi suất 13,88%/năm cho các kỳ hạn gửi tiền 1-9 tháng. Đáng lưu ý, nhiều kỳ hạn dài như 24-36 tháng tại ACB thậm chí chỉ còn nhận được lãi suất trong khoảng 10,9-11,4%/năm.

Như vậy, nếu so với mặt bằng lãi suất huy động (danh nghĩa) được các ngân hạng ấn định nhiều tháng trước đây, lãi suất huy động tại một số ngân hàng hiện giảm nhẹ khoảng 0,1-0,5% ở một số kỳ hạn. Bên cạnh đó, có nhiều thông tin về việc lãi suất huy động thực tế (lãi suất thỏa thuận) cũng bắt đầu hạ so với thời điểm trước đây tùy thuộc vào lượng tiền gửi của khách hàng cũng như thời hạn gửi tiền.

Khung thỏa thuận lãi suất cũng có sự thay đổi đáng kể và như nhiều thông tin phản ánh, các khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên tại một số ngân hàng hiện chỉ có thể nhận được lãi suất 16-18%/năm, thay vì phần lớn đều nhận được lãi suất trên 18%/năm như trước đây (gửi kỳ hạn 1 tháng).

Khó giảm đầu ra

Theo đánh giá của lãnh đạo một số NHTM, lãi suất huy động tiền đồng bắt đầu giảm xuống ở một số ngân hàng cho thấy tình hình thanh khoản của hệ thống khá dồi dào và đặc biệt khả năng thanh khoản của các NH nhỏ được cải thiện. Nhu cầu vốn để cho vay giảm đáng kể khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho cả năm được kéo xuống dưới 20%, trong bối cảnh tín dụng ở nhiều NH tăng mạnh trong các tháng đầu năm cũng là một lí do nữa làm giảm áp lực huy động vốn của các ngân hàng.

Song cũng trong bối cảnh này, việc có giảm được lãi suất cho vay hay không lại là câu chuyện hoàn toàn trái ngược. Nhiều NH sau 6 tháng đầu năm có mức tăng tín dụng tới 15-16% (trong khi chỉ tiêu tín dụng cả năm chỉ dưới 20%) nên câu chuyện đẩy mạnh tín dụng không phải là mục tiêu hàng đầu. Chưa kể dù lãi suất có giảm, DN cũng khó có khả năng tiếp cận vốn vay ở các NH đã cận “room” tín dụng.

Trong khi đó, tình hình lãi suất cho vay tăng lên quá cao như hiện nay theo người đứng đầu NHNN – ông Nguyễn Văn Giàu - là phản ứng dây chuyền của chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng và chính sách tài khóa thắt chặt. Song cũng theo vị lãnh đạo này, trong thời gian tới, NHNN sẽ bám sát diễn biến tiền tệ để điều hành linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát lãi suất cho vay ở mức hợp lý và giảm dần lãi suất khi lạm phát giảm và các cân đối vĩ mô có xu hướng ổn định.

Chính trong bối cảnh đó, theo một số tổ chức đầu tư, việc NHNN giảm lãi suất 7 ngày thị trường mở (OMO) xuống còn 14% được sử dụng như công cụ điều tiết lãi suất tạm thời chứ không phải là tín hiệu cho thấy sự chuyển hướng của chính sách tiền tệ. Và đây có thể là phương pháp mà NHNN sử dụng nhằm xóa bỏ sự chênh lệch của lãi suất OMO 7 ngày với lãi suất 1 tuần trên thị trường liên ngân hàng - vốn đã xuống thấp hơn lãi suất thị trường mở.

(Báo Lao Động)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Bài toán “lạm phát - lãi suất”: Luẩn quẩn chưa thấy lối ra
  • Khổ vì “ma trận” thủ tục đầu tư
  • Ngân hàng vẫn độc quyền… lợi nhuận cao?
  • Giảm lãi suất nửa vời
  • Áp thấp có thành bão?
  • Lo... thu ngân sách tăng?
  • Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 3)
  • Cảnh giác với lừa đảo cho vay vốn BĐS
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!