Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giảm lãi suất nửa vời

Chính sách điều hành tiền tệ vẫn chặt chẽ theo Nghị quyết 11. Do đó việc doanh nghiệp kỳ vọng lãi suất cho vay hạ nhiệt vẫn chưa có gì rõ ràng.

Mới đây nhiều ngân hàng (NH) thương mại phát đi tín hiệu sẽ giảm lãi suất cho vay. Tuy nhiên, với những cá nhân, doanh nghiệp (DN) có nhu cầu vay vốn, tín hiệu đó chỉ là nửa vời và việc có vay được vốn hay không lại là câu chuyện khác.

Đã bớt thỏa thuận

Từ đầu tháng 7 trở đi, nhiều NH thương mại đã thông báo hạ lãi suất huy động xuống, mức huy động đầu vào tính cho cả tiền thưởng (thỏa thuận, tặng quà) chỉ khoảng 15%-16,5% chứ không còn ở mức 18%-19,5% như mấy tháng trước.

Chị Thu H. (quận 8) cho biết trước đó trong tháng 5, chị gửi 1 tỉ đồng tại NH Phương Đông thì được tính lãi suất thỏa thuận đến 18%/năm cho kỳ hạn một tháng. Nhưng khi đáo hạn, chị muốn gửi lại thì phía NH cho biết lãi suất thỏa thuận hiện áp dụng chỉ 15,5%/năm, còn nếu nhận quà tặng (quạt, chảo không dính…) thì lãi chỉ hơn 13%/năm.

Hiện nhiều NH khác cũng giảm lãi suất huy động đầu vào. Có NH áp dụng kỳ hạn tiền gửi một tuần phải 20 triệu đồng/trở lên thì mới tính lãi.

Ông Đàm Thế Thái, Phó Tổng Giám đốc NH Phát triển nhà TP.HCM (HD Bank), phân tích lãi suất huy động đang hạ nhiệt là do thanh khoản của hệ thống lúc này đang dồi dào. Lãi suất cho vay trên thị trường liên NH (NH cho vay lẫn nhau) chỉ còn 12%-13% là ví dụ.

Mặt khác do sau khi NHNN quản lý chặt thị trường ngoại hối, siết cả huy động tiền USD nên nhiều cá nhân đã bán USD cho NH, tạo thanh khoản cho tiền đồng… Theo ông Thái, lãi huy động của NH hạ nhiệt còn do là thời điểm tháng 7 nhu cầu vốn của thị trường không cao nên không tạo áp lực NH huy động vốn để cho vay.

Về việc lãi suất huy động bắt đầu hạ nhiệt, trả lời báo chí, TS Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh (ĐH NH), cho biết là do thanh khoản các NH nhỏ được cải thiện từ việc NHNN bơm tiền qua các công cụ nghiệp vụ như tái cấp vốn...

“Trước đây lãi suất huy động tăng là do nhiều NH nhỏ chạy đua hút vốn trong dân. Lý do vì khó tiếp cận vốn từ NHNN và bị các NH lớn cho vay lại ở thị trường liên NH với lãi cao. Nhưng nay vấn đề này không còn nữa và thanh khoản NH nhỏ được cải thiện đáng kể” - ông Dương phân tích.

Nếu giảm cũng khó vay

Một vấn đề mà hiện nhiều cá nhân, DN có nhu cầu về vốn tín dụng quan tâm là lãi suất NH cho vay những tháng cuối năm sẽ điều chỉnh như thế nào, có giảm thật không?

Ghi nhận thị trường sau khi CPI các tháng 5, 6 liên tiếp giảm, nhiều NH lớn bắt đầu tính hạ lãi suất cho vay. Mức giảm ghi nhận khoảng 1%, cao nhất dao động ở ngưỡng 22%-24%/năm. Có NH thông báo tới khách hàng sẽ cho vay với lãi suất 18%/năm kèm theo điều kiện là khách hàng quen lâu năm, có kế hoạch kinh doanh tốt, không có nợ xấu…

Còn thông tin về điều hành lãi suất các tháng cuối năm, Thống đốc NHNN - ông Nguyễn Văn Giàu khi gặp gỡ giới truyền thông cuối tháng 6 đã cho biết lãi suất chỉ giảm theo tín hiệu lạm phát, theo chỉ số CPI (chỉ số giá tiêu dùng) giảm. Nhưng người đứng đầu ngành NH nói việc giảm lãi suất sẽ được kiểm soát chặt. Nghĩa là sắp tới lãi suất cho vay có giảm nhưng theo lộ trình, có tính toán chứ không như các năm trước là khi lạm phát được kiềm chế thì tín dụng sẽ nới lỏng ra.

Rõ nhất mới đây khi NHNN điều chỉnh giảm lãi suất chào mua giấy tờ có giá qua nghiệp vụ thị trường mở từ 15%/năm xuống 14%/năm, tương đương lãi suất tái cấp vốn, dư luận cho rằng NHNN nới lỏng tín dụng. Ngay lập tức NHNN phản hồi đó không phải tín hiệu chính sách mà chỉ là giải pháp điều hành linh hoạt công cụ nghiệp vụ thị trường mở hằng ngày. Kèm đó NHNN cho biết trong thời gian tới vẫn tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ theo Nghị quyết 11. Như vậy câu chuyện DN kỳ vọng lãi suất cho vay hạ nhiệt hiện vẫn chưa có gì rõ ràng.

Tổng giám đốc một NH thương mại cho biết hiện lãi suất cho vay giảm chỉ là cái vỏ. Tăng trưởng tín dụng (cho vay ra) của ngành NH năm nay bị khống chế 20%. Sáu tháng đầu năm nhiều NH (trừ NH NN&PTNT) đã tăng trưởng tín dụng 15%-16% rồi. “Sắp tới nếu lãi suất giảm thì DN cũng khó vay được vốn vì NH có còn chỉ tiêu cho vay đâu mà xuất tiền” - vị này nói.

(Pháp luật TPHCM Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Áp thấp có thành bão?
  • Lo... thu ngân sách tăng?
  • Cẩn trọng với lách trần lãi suất huy động (kỳ 3)
  • Cảnh giác với lừa đảo cho vay vốn BĐS
  • ADB: Khả năng đồng Nhân dân tệ thay thế USD không lớn
  • Hạ lãi suất OMO: Thông điệp chính sách nào?
  • Giải pháp… thế chấp BĐS tại các ngân hàng nước ngoài!
  • Lách trần lãi suất bằng chiêu đầu tư
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!