Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

‘Bong bóng’ lãi suất sắp vỡ

Câu chuyện lãi suất càng nóng khi một số ngân hàng tiếp tục đưa lãi suất huy động “phình” rất xa trần 14%. Nhiều doanh nghiệp đang phải oằn lưng vay ngân hàng với lãi suất lên đến 21 - 23% một năm.

Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cho rằng, mặt bằng lãi suất hiện quá cao. Ông quan ngại ,điều này dẫn đến mối nguy vỡ bong bóng tài sản. Bởi, với lãi suất chót vót như thế, người thực sự có nhu cầu vay tiền sẽ khó tiếp cận nguồn vốn vay. Trong khi đó, lực lượng đầu cơ lại vay được lượng lớn nguồn tiền gửi. Đây là mối nguy tổng dư nợ khó đòi sẽ tăng cao, gây khó khăn cho thanh khoản của ngân hàng.

Ngân hàng cũng vã mồ hôi


Chỉ với khoản tiền gửi một vài trăm triệu đồng, các ngân hàng nhỏ đều lưu ý khách hàng phải báo trước cho ngân hàng 1 - 2 ngày để kịp… chuẩn bị. Chị Phan Kim Dung, một khách hàng của ngân hàng Đông Á, chi nhánh Lý Thường Kiệt, quận Tân Bình cho biết, chị đã nhận được nhắn nhủ như thế khi gửi hơn 200 triệu đồng, kỳ hạn một tuần.

Từ lâu, nhiều món tiền gửi có giá trị đã được ngầm thỏa thuận lãi suất cao hơn rất nhiều mức trần. Chi phí cho nguồn vốn cao đẩy lãi suất cho vay ngất ngưỡng, nhưng không chỉ người đi vay oằn mình gánh chịu, mà ngay ngân hàng cũng vã mồ hôi. Chưa kể, đồng vốn huy động được phải phân bổ cho hàng tá khoản như dự trữ bắt buộc, trích dự phòng, vướng quy định chỉ được dùng 80% huy động để cho vay… Trong khi đó, lạm phát tăng cao lại không khuyến khích người dân đem tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ở ngân hàng. Tình trạng căng thẳng thanh khoản ở các ngân hàng luôn là nỗi ám ảnh thường trực, dù không được nói ra.

Tiến sĩ Lê Thẩm Dương - ĐH Ngân hàng TP HCM, cho rằng, do thanh khoản giữa các ngân hàng không đồng đều, nhất là tình trạng thiếu trước hụt sau, lấy ngắn nuôi dài của các ngân hàng nhỏ khiến họ phải tăng lãi suất để hút vốn. Trong bối cảnh đó, các ngân hàng lớn dù không thiếu vốn, cũng buộc phải điều chỉnh tăng lãi suất để giữ khách. Hiệu ứng chạy đua lãi suất mang tính dây chuyền đang tạo ra hiện tượng “cầu ảo” về tiền. Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, Ngân hàng Trung ương lại không tiếp đủ vốn để giải quyết cầu thanh khoản của các ngân hàng nhỏ luôn trong tình trạng “khát” vốn.

Mặt khác, mức lãi suất đầu vào tiếp tục có xu hướng tăng cao là do mục tiêu chống lạm phát chưa phát huy hiệu quả. Các dự án đầu tư vẫn tiếp tục tăng, trong khi lượng tiền huy động không tăng kịp. Nhà nước đã phải thu hút tiền nhàn rỗi để phát hành trái phiếu với lãi suất đến 13,5% một năm. Đây là mức lãi suất tham chiếu, các ngân hàng thương mại vì vậy cũng phải tăng lãi suất.

Cần chấm dứt “đua” lãi suất

Các chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, không thể bàn chuyện kéo giảm lạm phát. Ông Trần Du Lịch, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, cho rằng, khi lạm phát còn cao, lãi suất không thể nào giảm xuống được. Hiện lãi suất đã quá cao, không thể tăng nữa nhưng phải duy trì ở mức đó. Bởi thực tế, ngân hàng vẫn phải giữ mức lãi suất thực dương 1% so với chỉ số lạm phát. Nếu trong tháng 5, chỉ số lạm phát giảm thì mới có thể tính được lạm phát cả năm để điều chỉnh lãi suất.

Riêng tiến sĩ Lê Thẩm Dương cho rằng, mức lãi suất 14% một năm chỉ phù hợp giai đoạn tháng 2 năm nay. Đến nay, mức này phải vượt lên. Song, dù sao lãi suất đầu vào cũng không thể cao tới 19 - 20%. Ông cũng cho rằng, lúc này, chính sách tiền tệ không thể đơn phương đứng ra giải quyết câu chuyện lạm phát và lãi suất, mà phải có sự tham gia quyết liệt của các chính sách đầu tư, tài chính, thể hiện ở việc mạnh tay cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách…

Muốn vậy, cần phải tổ chức thực hiện tốt 6 giải pháp Nghị quyết 11 đề ra. Về biện pháp, bao gồm cả việc nhóm các ngân hàng nhỏ lại, chấm dứt ngay chạy đua lãi suất dây chuyền. Riêng về lãi suất quá cao, với doanh nghiệp nhỏ, quản trị yếu kém, thì cũng là cơ hội để thanh lọc, cấu trúc lại nền kinh tế ít doanh nghiệp nhưng nhiều “cá thể” khỏe mạnh, hơn là duy trì hàng trăm nghìn doanh nghiệp siêu nhỏ, luôn trong tình trạng thoi thóp.

(Báo Đất Việt)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Địa ốc đang là nơi “lánh bão”?
  • Vùng ven Hà Nội: “Đích” mới của chủ đầu tư bất động sản
  • Cựu chuyên gia Ngân hàng Thế giới: tiền đồng thực chất không yếu
  • Lạm phát còn tăng tới đâu?
  • Nếu thế giới không có USD
  • Tăng phí ATM: Ngân hàng “bắt chẹt” khách hàng?
  • Quan điểm chống lạm phát của lãi suất ở đâu?
  • Đẩy mạnh huy động vốn bằng trái phiếu doanh nghiệp và PPP
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!