Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất thỏa thuận lên đến 18%/năm - Quá sức doanh nghiệp

Bỏ trần lãi suất đối với các khoản vay trung và dài hạn là một bước đi táo bạo, tiến tới một thị trường tiền tệ bình đẳng giữa người cho vay và người vay. Nhưng sau một thời gian ngắn triển khai, rất nhiều doanh nghiệp (DN) lắc đầu khi cho rằng mức lãi suất thỏa thuận hiện nay quá cao, vượt quá sức chịu đựng!

Cao nhưng không dễ vay!

Ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TPHCM cho biết, trong tình hình chi phí đầu vào đã tăng khá cao so với cuối năm 2009, để ổn định giá thành sản phẩm, hầu hết các DN trong hội đều tính đến việc phải đa dạng hóa đầu tư, đổi mới trang thiết bị nhằm giảm tiêu hao năng lượng, giảm hao hụt sản phẩm.
Hướng dẫn khách khách hàng tới giao dịch tại Ngân hàng Vibank. Ảnh : Việt Dũng

Phó Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TPHCM, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty Sadaco Trần Quốc Mạnh cho rằng, hiện ngành chế biến gỗ đang vào mùa và đã bắt đầu nhận được các đơn hàng. Để thực hiện các đơn hàng này thì tất cả các DN đều dựa vào ngân hàng chứ không thể sản xuất bằng vốn tự có.

Theo tính toán của ông Mạnh, hiện lợi nhuận của ngành chế biến gỗ chỉ ở mức dưới 10%, trong khi lãi suất đã lên tới 18%, dù các DN có vay được vốn cũng làm không đủ để “nuôi” ngân hàng, vì chỉ sau hơn 5 năm ngân hàng đã hoàn vốn bằng chính lãi suất cho vay! Đó là chưa kể, sản xuất đang phải đối với mặt với hàng loạt chi phí đầu vào như bao bì, sơn, nguyên phụ liệu đã từ 15% - 20% so với năm 2009.

Ông Nguyễn Đức Tiến, Giám đốc Công ty cổ phần XNK và đầu tư Tây Nguyên nói thêm, dòng vốn lưu thông trên thị trường đang có dấu hiệu bị chựng lại. Những năm trước, công ty được các ngân hàng cho vay với hạn mức 400 - 500 tỷ đồng thì năm nay chỉ có thể vay được 100 tỷ đồng. Lý do được các ngân hàng đưa ra là chính họ cũng đang gặp khó khăn trong việc huy động vốn. Thiếu vốn, hàng hóa trong nước sẽ bị các đối tác ép giá vì đến kỳ đáo hạn ngân hàng, họ trả giá nào DN cũng buộc phải bán! Tương tự, đối với việc xuất khẩu điều nhân, theo dự kiến năm 2010, lần đầu tiên sẽ đạt con số 1 tỷ USD. Để đạt được con số này thì ngay từ bây giờ các DN cần có khoảng 14.820 tỷ đồng để mua nguyên liệu, trên thực tế để giải được bài toán về vốn vô cùng khó khăn!.

Hôm qua 25-3, Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Văn Giàu đã ký quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam ở mức 8%/năm, áp dụng từ ngày 1-4. Như vậy, kể từ ngày 1-12-2009 đến nay (5 tháng liên tiếp), lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam liên tục được duy trì ổn định.

B.Minh

Tiếp tục cắt giảm sản xuất và đầu tư

Giám đốc một DN (đề nghị giấu tên) cho biết, là một DN nhỏ, lại có tài sản thế chấp nên việc thỏa thuận để vay vốn với hạn mức khoảng từ 2 - 3 tỷ đồng, lãi suất 18%/năm đối với DN này là điều không quá khó. Tuy nhiên, với khoản tiền vay này phải quay vòng được từ 6 - 7 lần/năm thì mới có lãi chút ít.

Tại các DN khác cũng cho biết, doanh thu năm 2010 dự kiến sẽ chỉ tăng ở mức từ 5% - 7%, nhưng nếu trừ vào các khoản tăng chi phí đầu vào thì doanh thu gần như không tăng, thậm chí bị âm. Về vấn đề này, ông Cao Tiến Vị thừa nhận, hiện có rất nhiều dự án đầu tư của các DN trong hội đã bị ngưng trệ vì lãi suất quá cao! Theo tính toán của một chuyên gia, với mức lãi vay 18%/năm thì DN phải có tỷ suất lợi nhuận lên đến 25%/năm thì mới bù đắp nổi chi phí sử dụng vốn.

Cũng theo ông Trần Quốc Mạnh, dù lãi suất có thỏa thuận thì điều kiện để các DN được tiếp cận vốn vẫn không thay đổi so với việc áp dụng trần lãi suất. Cách áp dụng này sẽ dễ hơn cho DN lớn nhưng vẫn khó cho DN nhỏ. Điều này có thể lý giải nhiều DN chấp nhận vay vốn lãi suất cao nhưng vẫn ngoài tầm với của họ vì không có tài sản để thế chấp. Để tháo gỡ khó khăn, cần có một chính sách đặc biệt về vốn để các DN ổn định phát triển.

Về lãi suất, hầu hết các DN kiến nghị nên giảm chỉ còn khoảng từ 13% - 14%/năm. Việc DN không còn được hưởng gói hỗ trợ lãi suất 4% và nay phải vay với mức lãi lên tới 18% sẽ rất khó khăn cho DN trong năm 2010. Chịu mức lãi suất cao, chi phí tăng cao cũng đồng nghĩa các DN phải nâng giá thành sản phẩm thì mới có thể bảo toàn đồng vốn. Điều này đã và đang làm cho các sản phẩm xuất khẩu của VN giảm tính cạnh tranh so với các nước. Đối với trong nước, đây là con đường ngắn nhất để dẫn tới lạm phát!

(Theo Thúy Hải // SGGP Online)

  • Nhìn lại thị trường tiền tệ 7 tháng đầu năm và dự báo
  • Việt Nam: Nghịch lý ngân hàng sống nhờ “bầu sữa” ngân sách
  • Ngân hàng làm gì với thế hệ Y?
  • Thế hệ Y và cuộc cách mạng trong ngân hàng bán lẻ
  • Nguy cơ nợ công Việt Nam thực sự nằm ở đâu?
  • Năm 2010: Khó đột biến lợi nhuận
  • Trung Quốc Nhiều dự báo sẽ nâng giá đồng tệ
  • ‘Đắng’ như lãi suất vay tiêu dùng
  • Ba trường hợp bị kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tín dụng
  • Phép tính cân bằng và hợp lý
  • Dỡ bỏ trần lãi suất: Thời điểm chưa thích hợp
  • Sàn vàng đóng cửa, thị trường vàng vật chất buồn tẻ
  • Giảm lạm phát, hạ lãi suất: Cần chính sách tương thích
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • TS. Phạm Thế Anh: Xác định các nhân tố quyết định lạm phát ở Việt Nam
  • Lạm phát gia tăng: nỗi lo không chỉ riêng của Việt Nam
  • Chiến tranh tiền tệ Mỹ -Trung: Âm mưu thiết lập trật tự thế giới mới ?
  • Chính sách tiền tệ: thị trường tiền tệ liệu có rối loạn ?
  • Chính sách tiền tệ: Điều chỉnh tỷ giá hối đoái và những tác động
  • Dự báo xu hướng vận động thị trường tài chính 2010
  • Lãi suất cho vay: Rủi ro pháp lý và sức chịu đựng của doanh nghiệp
  • Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam "lách" luật kiếm siêu lợi nhuận?
  • PGS.TS Trần Hoàng Ngân: 'Việt Nam không nên phá giá tiền đồng'
  • Xu hướng thị trường nhà đất 2010: Nhận định từ các chuyên gia
  • Đồng USD sẽ tăng giá trở lại trong năm 2010
  • Đầu tư vào nhà đất vẫn là số một!